***** Đây là 1 bài viết mình đã đọc và tìm hiểu rất kỹ, với kinh nghiệm nuôi ong của nhà mình. Mình muốn share cho các bạn đọc và hiểu hơn về 1 sản phẩm rất đc ưu chuộng với rất nhiều công dụng nhưng luôn bị hiểu nhầm! Bài viết có bổ sung thêm 1 vài kinh nghiệm mà mình biết được. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn!



I. MẬT ONG NGUYÊN CHẤT CÓ BỊ LẮNG ĐƯỜNG KHÔNG?



Đây là câu hỏi mình phải luôn giải thích với khá nhiều khách hàng.


Có đến trên 95 % khách hàng nghĩ mật ong nguyên chất hoàn toàn không “lắng đường”, nhưng trên thực tế thì ngược lại.



Trên thực tế thì mật ong được lấy từ hoa và được tạo thành từ các loại đường trái cây như : Fructose , Glucose, Maltose, Carbohydrat, Sucrose, Turanose, Canxi, Protein…và nước. Thành phần này có thể thay đổi (nhưng không nhiều) tùy vào loại mật ong được lấy loài hoa nào, từ một loại hoa hay nhiều loại hoa.v.v



VẬY MẬT ONG NGUYÊN CHẤT CÓ “LẮNG ĐƯỜNG” KHÔNG ?



Tất cả các loại mật ong nguyên chất đều bị kết tinh, mà người tiêu dùng thường gọi là
LẮNG ĐƯỜNG
Việc kết tinh NHANH hay CHẬM tùy thuộc vào các yếu tố như:


1- Môi trường bảo quản. Ví dụ: Nhiệt độ lạnh sẽ kết tinh nhanh


2- Mật ong được lấy từ loại hoa nào? Mật ong từ hoa hay mật từ lá?


3- Tỉ lệ thành phần Fructose so với Glucose. Ví dụ: Fructose càng cao thì mật ong càng lâu kết tinh.


4- Thành phần nước (độ ẩm) của mật ong cao hay thấp?.v.v


Tóm lại: do thành phần thiên nhiên và phản ứng tự nhiên của mật ong, tất cả các loại mật ong đều kết tinh. Các yếu tố chính ở trên sẽ quyết định mật ong kết tinh
LẮNG ĐƯỜNG
NHANH hay CHẬM, nhưng cuối cùng phải có phản ứng tự nhiên là KẾT TINH.



TẠI SAO MẬT ONG NGUYÊN CHẤT CÓ “LẮNG ĐƯỜNG”?


Thực chất mật ong nguyên chất được hình thành bởi khoảng 70% của các loại đường từ trái. Sau khi mật ong được thu hoạch và được đóng gói trong chai, lọ, bình… Loại đường Glucose (một trong những loại đường chính có sẵn trong thành phần mật ong) bị ảnh hưởng của không khí, nhiệt độ và các yếu tố khác.v.v. làm cho Glucose tách ra khỏi dung dịch mật ong bị bão hòa và tạo thành những tinh thể đơn (nhìn giống như hạt đường). Các tinh thể này dính với nhau hình thành một khối sệt sáng hơn mật ong và làm cho mật ong thành hai lớp rõ rệt và được người tiêu dùng gọi là
LẮNG ĐƯỜNG
, nhưng các nhà khoa học trên thế giới gọi là kết tinh tự nhiên(Crystallizition).



MẬT ONG GIẢ KHÔNG “LẮNG ĐƯỜNG”.


Hiển nhiên rằng theo tâm lý thì khi các cơ sở hoặc một số cá nhân nào đó làm mật ong GIẢ, thì chắc chắn họ sẽ tìm cách để “tác động” cho mật ong không bị
“lắng đường”
, bởi lẽ người tiêu dùng khi thấy mật ong “lắng đường” thì cho đó là
mật ong giả.
Hơn nữa, khi làm giả họ làm cho màu của mật ong trở nên
sáng hơn, nhìn đẹp mắt hơn mật ong nguyên chất
để
dễ dàng thu hút “BÙA” những khách hàng không hiểu nhiều về mật ong.
Do thành phần của MẬT ONG GIẢ không giống thành phần của MẬT ONG THẬT, nên MẬT ONG GIẢ không kết tinh hay “LẮNG ĐƯỞNG” một cách tự nhiên như mật ong thật. Hầu hết mật ong GIẢ rất trong và hầu như không có Ga (qua thời gian sử dụng).



CÓ MẬT ONG NGUYÊN CHẤT KHÔNG “LẮNG ĐƯỜNG”?



Có một trường hợp đặc biệt và đây cũng là nguyên nhân chính làm cho có đến trên 90% người tiêu dùng cho rằng mật ong nguyên chất hoàn toàn không bao giờ
LẮNG ĐƯỜNG
.
Trước kia, khi ngành mật ong việt nam chưa phát triển, chúng ta thường được biết đến mật ong rừng hoặc ở đâu đó bằng cách bắt và dùng tay để vắt mật .v.v.Trong quá trình vắt như vậy thường không được vệ sinh và mật ong thường lẫn con ong non, sáp ong, lá…Đặc biệt một trong những nguyên nhân chính làm mật ong sau này bị lên MEN (có ga) mật ong chưa “đủ ngày” để vắt. Chính tay mình vắt mật ong ra từ tổ ong, thì chắc chắn đó là mật ong 100% nguyên chất. Tuy nhiên mật ong loại này sẽ sớm bị lên MEN (có ga).
Khi mật ong bị lên MEN là do vi khuẩn tạo thành và phân hủy, làm biến đổi các thành phần chính có sẵn trong mật ong và làm cho mật ong chua, có màu sậm dần theo thời gian. Loại mật ong “nguyên chất” này lâu ngày sẽ trở thành “GIẤM” và
vì thế gần như không bao giờ kết tinh.
Do điều kiện, thói quen và quan niệm có từ xưa, nên người tiêu dùng ngày nay luôn cho rằng: Mật ong nguyên chất không bao giờ kết tinh và tệ hại hơn đó là họ đã mua những loại mật ong được làm GIẢ để sử dụng.



II. Mật ong rừng tốt hơn mật ong nuôi???



Mật ong rừng: mình có tham khảo thông tin trên mạng và thấy có rất nhiều nơi rao bán mật ong rừng với giá rất cao nên xin mạo muội đưa ra một số ý kiến như sau:


Mật ong rừng và mật ong nuôi không có sự khác nhau về chất lượng, cả 2 đều tốt như nhau. Các nước phương tây họ đều nhập khẩu mật ong từ Việt Nam rất nhiều, kể cả ở thị trường khó tính như Mỹ mật ong Việt cũng được bán, điều đó cho thấy mật ong nuôi hoàn toàn tốt và chất lượng vì ở các nước phát triển họ rất kỹ tính trong việc nhập khẩu thực phẩm đặc biệt là mật ong một loại thực phẩm được coi là tiên dược. “Người Việt mình thì chuộng nhất là mật ong lấy từ hoa cà phê vì nó ít hàm lượng đường. Còn người Mỹ lại chỉ nhập mật ong lấy từ nhựa trên lá cây cao su, bởi loại mật này nó chứa rất nhiều đường gluco.”


Nhiều người cho rằng mật ong nuôi thường được người nuôi cho ong ăn đường để tạo ra mật, thực tế không phải vậy, người ta chỉ cho ong ăn đường vào mùa dưỡng ong, đó là giai đoạn mà nguồn hoa và mật tự nhiên rất ít không đủ cho ong ăn nên phải cho ong ăn bổ xung đường để ong có thể phát triển và duy trì bầy đàn qua mùa ít hoa này, nuôi ong là một nghề phải di chuyển rất nhiều, người nuôi thường tìm đến những vùng có hoa để đặt ong nhằm giảm chi phí mua đường cho ong ăn. Nếu cho ong ăn nhiều đường còn làm đàn ong bị yếu đi, giảm tuổi thọ và hoạt động kém. Người nuôi ong chỉ lấy mật theo mùa, khi có hoa nở rộ. Như nhà chú mình ở ĐĂKLĂK thì chỉ lấy mật 2 mùa: vào mùa hoa cà phê và mùa cao su ra lá non. Có năm chú mình ra Bắc lấy mật nhãn nữa.



Nếu bạn lên google search với từ khóa “bán mật ong rừng” thì sẽ nhận được hàng nghìn kết quả từ những trang rao bán mật với giá rất cao (cao tới mức không thể tưởng tượng được). Có lẽ rất nhiều người sẽ tin và mua mật ong rừng từ những tin rao bán đó, nhưng chắc chắn một điều là những người mua, thậm chí cả người bán cũng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa mật ong rừng và mật ong nuôi. Và cũng chắc rằng những người tìm mua mật ong rừng kia chưa từng nghĩ, mật ong rừng ở đâu mà nhiều thế, người ta có thể bán rất nhiều, bán quanh năm, bất kỳ lúc nào cứ cần là có, không biết họ có nhìn vào thực trạng hiện giờ của nước ta để nhận định không, rừng bây giờ đã bị thu hẹp đi rất nhiều và ong rừng cũng không còn thấy trên những cành hoa như trước nữa (người ta thường bắt ong rừng theo cách hủy diệt là dùng lửa đốt tổ ong). Tôi lớn lên ở xứ rừng núi và tôi thấy ngày xưa khi rừng còn nhiều đúng là ong rừng nhiều lắm, tôi đã từng bắt được nhiều tổ ong ruồi, ong đất trong rừng về ăn, những người đồng bào thường mang cả cành hoặc bánh mật ong rừng đi bán, tuy thế nhưng lượng mật thu được rất ít, tích góp cả mùa cũng không mấy nhà được 10 lít mật. Còn giờ đâykhi rừng đã ít đi rất nhiều vậy mà nhiều người vẫn có rất nhiều mật ong rừng để bán quanh năm, điều này thật buồn cười (việc bắt một tổ ong trong rừng rất khó, nó đòi hỏi người đi rừng phải giỏi và có kinh nghiệm theo dõi con ong đi lấy mật, lấy nước bay về tổ). Tôi cũng tìm hiểu sơ về nghề đặt kèo lấy mật ong rừng U Mình cách làm này để lấy mật rừng dễ hơn cách lên rừng tìm ong của người đồng bào Tây Nguyên, nhưng dù ong rừng U Minh dễ lấy thì nó cũng phải theo mùa hoa tràm, mỗi kèo ong cũng không được nhiều mật lắm, và số người biết đặt kèo lấy mật cũng không nhiều cộng với việc bảo vệ rừng của nhà nước thì không phải ai cũng có thể vào rừng lấy mật, vậy mà mật ong rừng được rao bán quanh năm với số lượng rất lớn.



III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẬN BIẾT MẬT ONG




Theo kinh nghiệm sử dụng nhiều loại mật chúng tôi nhận thấy như sau:



- Mật ong từ hoa cà phê
thì có màu vàng đậm,
vị ngọt thanh và mùi không thơm lắm.



- Mật ong từ lá cao su
thì có màu vàng nhạt trông rất đẹp,
vị ngọt dịu không đậm như mật cà phê và nhanh bị kết tinh hơn mật cà phê nhiều.
Tuy nhiên người Mỹ lại chỉ nhập mật ong lấy từ nhựa trên lá cây cao su, bởi loại mật này nó chứa rất nhiều đường gluco ---> theo dantri.com.vn.



- Mật ong từ hoa nhãn
thì hoàn toàn khác, màu vàng nhạt hơn cả mật ong cao su,
rất lỏng, lỏng gần như nước,
nhưng vi ngọt đậm hơn cả mật cà phê,
rất thơm
và không để được lâu vì dễ lên men, có thể làm vỡ chai đựng nếu đậy nắp quá chặt và mật quá đầy.
Đặc điểm chung của những loại mật trên là
khó tan trong nước kể cả trong n
ước sôi 100 độ,
mật nhãn tuy lỏng như nước nhưng để ý kỹ sẽ thấy mật chìm dưới đáy cốc. Nếu như bạn thử mật bằng giấy thấm thì mật nhãn sẽ bị nhầm là mật giả còn mật cà phê và cao xu thì ko bị thấm vào giấy.



**Lưu ý**
"
Các cách thử mật ong ở trên mạng theo chúng tôi biết thì nó chỉ có thể nhận biết được độ đậm đặc của mật thôi chứ không thể biết được mật có pha thêm gì hay không ( trừ khi pha với nước, vì nước làm mật rất dễ tan trong nước đặc biệt là nước sôi, nước cũng làm mật nhanh bị lên men, bị chua, không thể để được lâu.)
mật ong để càng lâu thì càng đậm đặc do bị mật đi lượng nước vốn có của nó,
đến khi hết nước nó sẽ bị kết tinh,
để mật trong tủ lạnh mật cũng bị đông lại,
nhưng dù có bị kết tinh thì mật vẫn còn rất tốt. cách
bảo quản mật tốt nhất là để mật ở nhiệt độ thường. "