Chắc các mẹ ở đây đều có bằng lái xe hết rồi, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được một số luật giao thông cơ bản để có thể "trả bài" cho các chú công an khi bị bắt vi phạm.



Sau đây là một số mức phạt tiền ở các lỗi thường phạm phải, nhằm giúp mọi người biết được mình có đang phạt đúng người, đúng tội hay không và thông minh hơn trong việc lưu thông trên đường.



Mức phạt giao thông các mẹ cần biết khi lưu hành giao thông đường bộ.



1. Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với xe máy vi phạm một trong các hành vi sau đây:
- Quẹo trái/ phải không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;
- Chở theo từ 3 người trở lên trên xe;
- Khi đèn giao thông chuyển sang đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng khi có tín hiệu là đèn vàng. (Ở nội thành 5 thành phố trực thuộc trung ương mức phạt tăng gấp đôi).



2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.



3. Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày khi người điều khiển xe mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi ngược chiều của đường một chiều.



4. Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng khi xe mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe điện) chuyển làn đường (đi sang làn đường khác) không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.



5. Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt ở mức trung bình là 90.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không giảm quá 80.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không được vượt quá 100.000 đồng.



6. Người điều khiền xe mô tô, gắn máy không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng; Không có Giấy phép lái xe bị phạt từ 800.000 – 1.20.000 đồng. Vì vậy các mẹ nếu có để quên thì nhờ người nha mang giấy phép ra để tránh mất tiền oan nhé!



7. Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.



8. Phạt 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố.







Giải đáp các trường hợp thường gặp


1. Dân phòng có được phép dừng xe xử lý vi phạm giao thông?



Nếu dân phòng yêu cầu các chị dừng xe thì mọi người có quyền không làm theo vì đó là sai quy định. Chỉ trong trường hợp lực lượng cảnh sát và công an xã, phường, thị trấn khi được huy động phối hợp với CSGT Đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông.



Theo luật, nếu lực lượng này vẫn cố tình thực hiện sai thẩm quyền, chúng ta có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.



2. Những ai được quyền dừng xe vi phạm giao thông?



- Theo thông tư 45 của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/1/2013, chỉ những CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý. Ai không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành.



-
Ngoài cảnh sát giao thông đeo thẻ xanh, Bộ Công an cho biết, cảnh sát trật tự, cơ động, công an phường... cũng được phép dừng xe vi phạm giao thông và xử phạt.



3. Khi bị bắt vì lý do vi phạm chạy quá tốc độ cho phép thì đúng luật sẽ xử trí như thế nào?



- Trường hợp 1: Đúng luật khi vượt quá tốc độ tối đa dưới 5km/h, các mẹ sẽ không bị xử phạt mà chỉ bị nhắc nhở và được đi tiếp. Mức phạt thấp nhất được quy định dành cho lỗi vượt quá tốc độ tối đa từ 5km/h – 10km/h là 300.000 – 500.000 đồng.



- Trường hợp 2: Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được kiểm tra giấy tờ. Nếu CSGT vẫn lằng nhằng đòi kiểm tra giấy tờ hành chính thì ta sẽ có những “lập luận” trong kỳ sau.