May be an image of ‎child and ‎text that says Nguồn: Healthy Mind, nền tảng tham vấn tâm lý với các chuyên gia. Đồng thời cung cấp các khoá đào tạo về tâm lý và trí thông minh cảm xúc cho cá nhân và doanh nghiệp.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thời gian giãn cách xã hội. Những yếu tố như thiếu những hoạt động vui chơi, thiếu vận động thể chất, không có nhiều kết nối với bạn bè và rủi ro từ việc gia tăng sử dụng thiết bị điện tử khi ở nhà tạo ra áp lực tinh thần rất lớn đối với các trẻ nhỏ.

Tình trạng này cũng gây ra nhiều hoang mang, lo lắng cho bố mẹ. Dưới đây là hướng dẫn để giúp cho cha mẹ/người chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em trong thời gian cách ly COVID-19 tại nhà.

HIỂU NHỮNG PHẢN ỨNG TÂM LÝ CỦA TRẺ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH BỆNH

- Một số những phản ứng cảm xúc mà trẻ có thể trải qua trong thời gian đại dịch bao gồm:

+ Khóc nhiều hơn;

+ Khó để xoa dịu hoặc an ủi;

+ Các vấn đề về giấc ngủ;

+ Các vấn đề về nhà vệ sinh;

+ Gia tăng lo lắng chẳng hạn như khi xa cách cha mẹ hoặc vào ban đêm;

+ Ác mộng;

+ Cơn giận dữ;

+ Hành vi bám víu hoặc "thiếu thốn";

+ Có các hành xử tiêu cực, hung hăng;

+ Giảm hứng thú với các hoạt động thường ngày, hoặc trở nên quá tập trung vào việc gì đó;

+ Trẻ có thể thu mình, ít nói, ít tham gia vào các cuộc nói chuyện và chia sẻ

- Hiểu được những phản ứng trên của con là điều dễ xảy ra;

- Trong giai đoạn này con cần được tôn trọng, lắng nghe, quan tâm và nhận được tình yêu thương của cha mẹ.

BỐ MẸ, NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CŨNG CẦN BIẾT CÁCH CHĂM SÓC CHO BẢN THÂN MÌNH

- Cha mẹ cần tự nhận biết được cảm xúc của bản thân và những dấu hiệu của sự căng thẳng có thể xảy ra với mình.

+ Sợ hãi, lo lắng về việc các thành viên trong gia đình có thể nhiễm bệnh

+ Cảm thấy thất vọng, buồn rầu, tức giận, vì mọi sự diễn ra mình không kiểm soát được

+ Tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình mình

+ Mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ

- Hiểu rằng những phản ứng nói trên trong giai đoạn này là tình trang chung và là điều dễ hiểu;

- Cha mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân, tự giải tỏa căng thẳng để có thể chăm sóc con tốt hơn.

CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN LÀM GÌ?

- Đảm bảo là con sẽ an toàn thông qua việc trấn an bằng lời nói và /hoặc thông qua sự gần gũi về thể chất và các chuyển động thoải mái như đung đưa hoặc lắc lư;

- Duy trì ngôi nhà yên tĩnh (ví dụ - giảm âm lượng TV), phát nhạc nhẹ nhàng, làm mờ đèn, v.v.;

- Kiên nhẫn ngay cả khi có sự gia tăng các hành vi có vấn đề, ghi nhớ rằng các hành vi có vấn đề ở trẻ nhỏ là một dấu hiệu của sự căng thẳng và không phải là một đứa trẻ "hư";

- Khuyến khích thể hiện cảm xúc thông qua đọc sách và truyện;

- Duy trì các thói quen thường xuyên;

- Giữ thói quen ăn uống và ngủ tốt, nhưng lưu ý rằng những thay đổi ngắn hạn trong việc sắp xếp giấc ngủ có thể cần thiết (ví dụ - nếu một đứa trẻ nhỏ rất lo lắng vào ban đêm hoặc khi xa bố mẹ, chúng có thể cần thêm thời gian gần gũi thể chất với người chăm sóc).

Bố mẹ, người chăm sóc trẻ nếu vẫn gặp khó khăn trong việc sắp xếp cuộc sống gia đình và thời gian chăm sóc con hiệu quả, hãy tham gia Webinar: “CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CON TRONG MÙA DỊCH” để có cơ hội trao đổi với chuyên gia tâm lý và nhận những phương pháp thiết thực, cụ thể giúp chăm sóc tinh thần cho con trong mùa dịch này. Bạn có thể đăng ký tham gia bằng đường link dưới comment nhé!