Hiện nay ai ai cũng có riêng cho mình một chiếc điện thoại, dường như đó là vật bất li thân của mỗi người phục vụ rất nhiều những nhu cầu khác nhau. Và hôm nay mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình khi sử dụng chiếc điện thoại mà mình học hỏi được. Chúng ta cùng bắt đầu nào.

1. Không nên nghe điện thoại bằng tai trái.

Trên thực tế việc nghe điện thoại bằng tai trái (ứng với tay trái) và tai phải (ứng với tay phải) không gây ra những tác động khác nhau tới sức khỏe của người sử dụng, mà nó liên quan tới một vài tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.


Không nên nghe điện thoại bằng tai trái là bởi khi bạn nghe điện thoại bằng tai phải, bạn thường sử dụng tay phải và đa phần là tay thuận, khi ấy bạn sẽ có khả năng giữ chiếc điện thoại của mình một cách chắc chắn nhất, tránh được rơi vỡ hoặc bị cướp, giật một cách đáng tiếc. Trên đường đi, những kẻ cướp điện thoại thường chạy xe cùng chiều hoặc ngược chiều bạn nhưng luôn ở phía tay trái của bạn (vì chúng ta tham gia giao thông là đi vào lề bên phải). Khi nghe điện thoại ở phía tay phải (hướng vào lề đường), kẻ cướp sẽ khó cướp điện thoại của bạn.

2. Không nên nghe điện thoại quá lâu.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, bức xạ sóng điện thoại di động liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến não, trong một số trường hợp có thể gây ra căn bệnh ung thư cực kỳ nguy hiểm, tất nhiên những trường hợp như vậy là hiếm gặp nhưng các nhà khoa học đã khẳng định điều này hoàn toàn có thật.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng người sử dụng điện thoại không nên nghe điện thoại quá lâu, nếu bắt buộc phải nghe liên tục trong hàng tiếng đồng hồ thì nên sử dụng điện thoại cố định hoặc tai nghe. Đặc biệt, nghe điện thoại bằng tái trái hay tai phải đều gây ra tác động như nhau, có nhiều không nên sử dụng một bên tai với tần suất và chu kỳ quá lâu bởi điều này có tác động rất xấu nên não bộ, nên đổi bên tai trong khoảng 1-2 phút 1 lần là tốt nhất.

3. Không nghe điện thoại khi lái xe.

Cần tránh sử dụng điện thoại khi đang lái xe trên đường, vì như vậy không chỉ khiến người lái mất tập trung, gây tai nạn giao thông mà còn dễ bị cướp giật như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, một số người có thói quen đi đi lại lại khi nghe điện thoại nhưng không biết rằng chính điều này gây ra việc bắt tín hiệu không ổn định, lúc mạnh lúc yếu, đồng thời sẽ khiến cho điện thoại phát sóng với tần suất và cường độ cao một cách không cần thiết, ảnh hưởng nhiều hơn tới sức khỏe của người sử dụng.

4. Tránh nghe điện thoại tại nơi sóng yếu.

Không nên sử dụng điện thoại tại những nơi sóng yếu, như góc nhà hay trong thang máy vì như đã trình bày ở trên, sóng điện thoại yếu sẽ khiến thiết bị của bạn phát ra sóng dò tìm với cường độ mạnh hơn và tần suất lớn hơn, những lúc sóng điện thoại chập chờn khiến cuộc gọi bị gián đoạn cũng không nên dí sát điện thoại di động vào tai để được nghe rõ hơn. 

Cám ơn các bạn đã cùng mình đọc qua 4 chia sẻ về sử dụng điện thoại. Hi vọng các bạn sẽ cảm thấy có thông tin hữu ích! 

hình ảnh

Ảnh: Internet