Những cách quản lý chi tiêu hàng tháng dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch thu – chi một cách hợp lý và khoa học dựa trên mức thu nhập.

1. Phân bổ chi tiêu 

1.1. Phương pháp 60/10/10/10/10 

Theo phương pháp này, thu nhập của bạn sẽ được chia vào các nhóm chi tiêu, tương ứng với các tỷ lệ như sau: 

  • 60% dành cho nhu cầu thiết yếu: Nhà cửa, ăn uống, đi lại, hóa đơn điện, nước…
  • 10% dành cho nhóm tiết kiệm dài hạn. 
  • 10% cho chi phí phát sinh: Ốm đau, hỏng xe, thất nghiệp… 
  • 10% nhóm hoạt động giải trí: Mua sắm, xem phim… 
  • 10% cho kế hoạch nghỉ hưu.

1.2. Phương pháp 20/80 

Đây là phương pháp quản lý chi tiêu đơn giản. Thu nhập được chia thành 2 phần, lần lượt với các tỷ lệ như sau: 

  • 20% thu nhập để đầu tư hoặc tiết kiệm. Đây là quỹ “đóng băng”, tuyệt đối không nên sử dụng để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân. 
  • 80% còn lại để chi trả cho những nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. 

1.3. Phương pháp “các phân nửa”

Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng được chia thành 2 phần. 

  • Phần 1: Chi trả cho những nhu cầu chi tiêu hàng ngày. 
  • Phần 2: Dành cho quỹ tiết kiệm, quỹ dự phòng…

Phương pháp này không cho bạn biết rõ tỷ lệ phân bổ cho từng danh mục, mà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà sẽ có những cách phân bổ khác nhau. 

2. Chi tiêu theo mức độ ưu tiên 

Đây là cách quản lý chi tiêu hàng tháng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. 

Chi tiêu theo mức độ ưu tiên chính là việc liệt kê tất cả những khoản chi tiêu cần thiết và ưu tiên thanh toán cho chúng trước. 

Cách tốt nhất, sau khi nhận lương hãy tính toán con số này và trích riêng một phần theo ngân sách đã phân bổ. 

Phần dư còn lại để dành cho những khoản chi tiêu không cần thiết và quỹ tiết kiệm. 

Nên tiết kiệm trước khi chi tiêu, đây là cách giúp bạn bảo vệ tiền bạc của bản thân một cách hiệu quả. Tránh tình trạng chi tiêu quá đà khi có sẵn tiền trong tài khoản mà quên mất việc tiết kiệm. 

3. Cập nhật giao dịch chi tiêu thường xuyên 

Một trong những thói quen của nhiều người thường bỏ qua việc cập nhật và ghi chép chi tiêu. 

Nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cập nhật và ghi chép chi tiêu thường xuyên. 

Khi bạn không có thói quen ghi chép tất cả những khoản chi tiêu thì kế hoạch phân bổ tài chính sẽ bị phá sản hoàn toàn, vì không có tính chính xác và thực tế. 

Do đó, để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen cập nhật và ghi chép thu – chi thường xuyên.

hình ảnh

Ảnh: Internet