Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ khi ngủ được ghi nhận.

Tình trạng này xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Vì sao đột quỵ có thể xảy ra khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây đột quỵ trong khi ngủ, biểu hiện và cách phòng ngừa. Đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích có thể giúp bạn phòng tránh căn bệnh vô cùng nguy hiểm này.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ. Mặc dù đột quỵ là tình trạng cấp, có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào. Thế nhưng, bạn vẫn có thể phát hiện những dấu hiệu cảnh báo trước đột quỵ để phòng ngừa kịp thời. Các dấu hiệu này có thể xảy ra trước khi bạn đi ngủ, lặp đi lặp lại nhiều lần như:

– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không có sức lực, tê cứng một bên mặt hoặc cả mặt.

– Cử động khó khăn hoặc liệt 1 bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

– Khó phát âm, nói không rõ ràng, bị ngọng bất thường. Hãy nói một câu đơn giản với người đối diện và yêu cầu họ lặp lại, nếu không thể nói chứng tỏ người bệnh đang có dấu hiệu đột quỵ.

– Chóng mặt, hoa mắt đột ngột.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau xuất hiện nhanh chóng và có thể kèm theo buồn nôn.

– Thị lực giảm bất thường, mắt mờ không nhìn rõ. Những dấu hiệu đột quỵ này thường diễn ra rất nhanh.

Bạn cần phải lắng nghe cơ thể, nếu các dấu hiệu này xảy ra thì cần chủ động đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và không bỏ lỡ thời gian “vàng”.

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ trong khi ngủ?

Việc phát hiện dấu hiệu bất thường ở bản thân hay ở những người xung quanh chỉ là biện pháp ứng phó khi bệnh sắp xuất hiện hoặc đã xảy ra. Do vậy, cách tốt nhất để phòng tránh đột quỵ chính là dựa vào các yếu tố phòng ngừa. Các chuyên gia khuyên mọi người nên loại bỏ những thói quen xấu, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

  • Hạn chế uống rượu bia vào buổi tối, không ăn khuya với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi trước khi đi ngủ.
  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ăn đủ, đúng bữa trong ngày.
  • Đặc biệt, đối với trường hợp những người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh cần phải thăm khám thường xuyên ít nhất 3 – 6 tháng một lần để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan. Đồng thời tầm soát và phòng ngừa tình trạng đột quỵ hiệu quả.
  • Phòng tránh đột quỵ lúc ngủ
  • Tập luyện thể thao, tạo lối sống lành mạnh là phương pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Đột quỵ khi ngủ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Nếu bạn đang có những thói quen xấu trước khi ngủ như trong bài đã nêu, hãy thay đổi ngay và thăm khám tại các chuyên khoa tim mạch, thần kinh để được thăm khám, tầm soát và phòng ngừa hiệu quả trước khi quá muộn.
  • hình ảnh