Sau phần 1, mình thấy nên gác lại việc chia sẻ kinh nghiệm chăm con nhỏ 1 chút để dành thời gian chia sẻ về kỹ năng khi mới bắt đầu làm mẹ

Điều này rất quan trọng, quan trọng hơn cả việc chăm con như thế nào bởi vì khi mẹ có đủ kỹ năng cần thiết thì việc chăm con bỗng dưng trở nên nhẹ nhàng. Cả mẹ lẫn con đều vui vẻ

KỸ NĂNG LÀM MẸ

Làm mẹ là 1 việc làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của 1 người phụ nữ. Có những chị em hồi trẻ rất quậy, ăn chơi sành điệu …đến khi làm mẹ bỗng trở nên dịu dàng, còn đòi học nấu ăn để nấu cho con. Nhưng cũng có chị em làm mẹ rồi bỗng trở nên cáu gắt, khó chịu vì không biết xoay sở sao với cái đuôi suốt ngày lèo nhèo. Nhiều chị em than vãn cảnh sống chung với mẹ chồng nuôi con thật khó, vân vân và vân vân…

Mình đặc biệt ngưỡng mộ những bà mẹ đơn thân lỡ làng có bầu rồi quyết định sinh con 1 mình. Những bà mẹ ấy thật sự dũng cảm, mạnh mẽ và chắc chắn sẽ luôn là người mẹ tốt cho dù họ không có kinh nghiệm gì và chưa hề chuẩn bị gì cho việc có em bé. Họ thật sự đơn độc trong việc vừa chăm sóc con vừa lo kinh tế. Vì vậy khi mình viết loạt bài này, mình rất mong có nhiều bà mẹ đơn thân chưa có nhiều kinh nghiệm đọc được , thật sự rất mong mình có thể giúp cho các bạn được phần nhỏ nhoi nào đó trong việc chăm sóc thiên thần nhỏ bé của mình .

Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu làm mẹ là LẮNG NGHE VÀ QUAN SÁT . Ngay từ khi có bầu, hàng ngày mẹ lắng nghe những thay đổi của bản thân, quan sát thay đổi của cơ thể. Hôm nay bé có đạp trong bụng mẹ không, hôm nay bé có gò nhiều không...những thay đổi đều là tín hiệu báo cho mẹ biết điều gì đó. Đã có nhiều trường hợp đáng buồn khi mẹ đến viện quá trễ không kịp cứu con vì mẹ không để ý thai có máy đạp hay không.

Khi sinh con ra, mẹ hãy ngắm con thật kỹ. Này là má đỏ, này là môi hồng xinh xinh, này là tay con, chân con, vừa vuốt ve vừa ngắm và quan sát con mình. Này là "em bé" của con, này là mái tóc, ..Trước là để phát hiện những bất thường nếu có để kịp báo bs, sau là để ghi nhận những thay đổi qua ngày tháng của con. Hồi đó mỗi khi sinh con, mình thường quan sát xem con có nốt ruồi ở đâu, có gì đặc biệt , nhất là những chỗ khó quan sát như trong người, sau lưng...để (nói dại) sau này có gì mình kiểm chứng cho đúng.

Lắng nghe tiếng con khóc để từ từ nhận biết : khi đói khóc thế nào, khi buồn ngủ bé khóc như nào, lúc nhõng nhẽo đòi khóc kiểu gì, đặc biệt khi đau khi bệnh khi khó chịu bé khóc kiểu khác...Sau khoảng 7-10 ngày là mẹ nên hiểu được hết các kiểu khóc của con để đáp ứng cho đúng. Sau khi hiểu được tiếng khóc của con và giao tiếp tốt với con, bạn sẽ thấy việc chăm con dễ dàng hơn rất nhiều. Ví dụ trước đây khi bé khóc buồn ngủ nhưng mẹ cứ nhét bình sữa vào miệng bắt con ăn, con sẽ giãy ra, khóc dữ hơn. Mẹ không hiểu cứ cố ép, rồi đung đưa đi lại khắp nhà bắt con bú cho bằng được, con lại càng cáu bực càng khóc. Thật mệt mỏi. Nhưng giờ đây khi mẹ hiểu con khóc vì buồn ngủ thì mẹ vỗ về cho con ngủ, con ngủ 1 giấc no say rồi thì con dậy bú 1 lèo hết bình sữa . Mẹ khỏe, con vui

Hàng ngày quan sát con để nhận biết tính cách, thói quen của con để mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho phù hợp. Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể độc lập, đừng bao giờ bưng nguyên xi thời gian biểu của 1 bé khác hoặc của bé anh, bé chị áp dụng cho bé em. Hãy cho con 1 thời gian biểu của riêng con theo thói quen và nhu cầu của con

Khi cho con ăn hay sử dụng bất kỳ món gì mới, phải luôn quan sát khả năng đáp ứng của con có tốt không. Nếu con không đáp ứng hoặc không thích hoặc bị dị ứng như nổi mẩn, hoặc bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy....mẹ phải có phản ứng kịp thời : ghi nhớ lại những món con đã ăn, đã dùng, sinh hoạt hôm đó như thế nào...và cho con khám bs kịp thời nếu có dị ứng hay tiêu chảy...

Lắng nghe và quan sát cả cuộc sống, môi trường và con người xung quanh để học hỏi thêm. Con ra ngoài chơi , quan sát thời tiết có ổn không, có cần mang thêm áo khoác, đội thêm cái nón, trời có sắp mưa hay không, quan sát chỗ nào an toàn mới cho con chơi. Dạy con cách vui chơi an toàn...

Có thể đọc xong đến đây 1 số chị em sẽ than sao mà mệt quá, căng thẳng quá. Dạ sẽ không căng thẳng và mệt mỏi gì nếu bạn làm mẹ. Bản năng người mẹ sẽ mách bảo bạn phải làm gì tốt nhất để bảo vệ con được an toàn. Và khi đó bạn sẽ làm những việc trên 1 cách rất vui vẻ, đầy dịu dàng và yêu thương

Thứ 2 là kỹ năng LỌC THÔNG TIN. Trong cty mình thường hay tư vấn cách nuôi con cho các em. Kể chuyện nghe, bạn kia có con gái bị tiêu chảy chưa hết chuyển qua viêm phổi. Mình hòi bạn mỗi lần bé tiêu chảy xong em vệ sinh như thế nào, bạn nói em tắm cho bé. Mình hỏi ban đêm thì sao? Bạn nói đêm em cũng tắm nhưng tắm nước nóng và tắm nhanh. Mình hòi mỗi khi em tắm như vậy bé nhà em phản ứng thế nào? Bạn trả lời bé sợ lắm, giãy ra không muốn tắm, 2 vc em phải cùng làm mới tắm được chứ mình em không chống lại được nó, nó giãy kinh lắm. Mình hỏi tiếp bé bị vậy erm cho bé mặc gì? Dạ vẫn mặc đầm 2 dây như bình thường thôi (có vẻ ngạc nhiên sao chị lại hỏi vậy). Đọc đến đây các bạn nhận xét như thế nào ? Bé bị viêm phổi là do bé yếu hơn so với các bạn hay do mẹ của bé không biết chăm con ? Mẹ của bé nói em chăm con rất kỹ nên em rất mệt .

Người mẹ này thiếu cả 2 kỹ năng : 1 là Lắng nghe & Quan sát để hiểu con, 2 là Lọc thông tin.

Bạn đọc nhiều sách báo về nuôi con và bạn cho rằng phải luôn luôn giữ cho con sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, tránh bệnh tay chân miệng...Tuy nhiên, bạn áp dụng 1 cách rất máy móc mà không hề suy nghĩ liệu mình làm như thế này có phù hợp không ? ban đêm cũng lôi con ra tắm, xong ra phòng máy lạnh nằm ngủ áo 2 dây. Thấy con ngủ cứ run người rên từng cơn mà không biết con lạnh, cứ cho con nằm ngủ vậy cho đến khi con viêm phổi

Con sợ nước, ngủ run và rên nhưng bạn không hề lắng nghe và hiểu con, cứ 1 mực làm theo ý mình . Bạn còn nói em thấy nóng lắm, trời đang nóng nên em nghĩ nó cũng nóng .

Lạy hồn bạn, hôm đó mình chửi bạn 1 tăng vì quá bực với kiểu suy nghĩ nông cạn như vậy. Sau khi nghe mình la và phân tích, khi mình hỏi bạn khi bản thân em bị đau bụng tiêu chảy em cảm thấy thế nào, khi bản thân em đang khỏe chứ chưa nói bị bệnh mà ban đêm bị lôi ra tắm rồi lôi ngược vào phòng máy lạnh mặc áo 2 dây ngủ tiếp em thấy thế nào...sau 1 hồi cảm nhận chính bản thân mình đã từng bị bệnh trước đây, bạn rớt nước mắt nói Chị ơi em càng nghĩ càng thấy thương con em quá.

Giờ thông tin rất nhiều, các bạn đọc xong hãy đặt ngay câu hỏi: Liệu điều này có phù hợp với con mình không ? cho dù thông tin đó đến từ chuyên gia uy tín đi chăng nữa cũng luôn luôn phải sàng lọc . Đừng biến con mình thành chuột bạch cho những thử nghiệm vô đối của cha mẹ

hình ảnh

tất cả những lời tư vấn của người khác đều chỉ mang tính tham khảo, chính người cha người mẹ mới là người hiểu và quyết định được cái gì phù hợp với con mình sau khi đã lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của con. Đừng bao giờ rập khuôn áp dụng điều gì mà luôn luôn quan sát đáp ứng của con và có thay đổi, điều chỉnh hoặc ngưng luôn nếu cần thiết