Dạo này thấy group có nhiều thành viên là các bà mẹ trẻ nên còn bỡ ngỡ với bỉm sữa và nuôi con nên mình xin chia sẻ 1 ít kinh nghiệm của mình , hy vọng giúp được chị em phần nào, đặc biệt là các chị em kinh tế hơi eo 1 tí có thể áp dụng các cách của mình vì toàn những cách dân gian kết hợp khoa học

Các mẹ đảm đang khác có thêm bí quyết gì thì chia sẻ luôn nha

hình ảnh
  1. Bé sơ sinh : cố gắng cho bé bú được sữa non của mẹ . Sữa non có màu vàng sánh chứa nhiều kháng thể tự nhiên. Có thể nặn bằng tay hoặc máy. Hồi đó sinh chị Ba sau 10-15 ngày mà sữa mình vẫn vàng sánh như vậy sau đó mới chuyển sang màu trắng đục. Còn đến khi sinh anh út mình cho bú trực tiếp nên không biết.
  2. Bé sơ sinh khó ngủ hay khóc đêm : có 2 trường hợp
  • Bé thích được ẵm ngủ, đặt xuống là khóc : thì mình cứ ôm bé ngủ thôi. hai mẹ con ôm nhau ngủ. Anh út nhà mình hồi mới sinh đêm nào cũng đòi ẵm trên tay ngủ. Sau vài ngày chiến đấu thì mình quyết định nương theo ảnh, 2 mẹ con ôm nhau ngủ, bao giờ em đòi bú thì mẹ vạch ra cho bú hoặc nhờ chồng pha sữa. Xong lại ôm nhau ngủ tiếp. Đến khi ảnh lớn 3-4 tháng thì không đòi ôm nữa, bú xong quay đít đi ngủ 1 lèo. Cho nên các mẹ không cần phải theo sách báo nhiều quá nhé, chỉ cần lắng nghe nhu cầu của con mình và đáp ứng là khỏe cả mẹ và con. Ai sợ bé quện hơi mẹ thì cũng nên suy nghĩ lại xem , con quện hơi mình thì tốt chứ sao phải dứt con sớm làm chi? Bé được mẹ chăm bẵm, ôm ấp sẽ vui vẻ hạnh phúc và thông minh nhiều lắm. Chỉ riêng chị em nào có nết ngủ say như chết thì cẩn thận vì sẽ đè con ngộp. Trong trường hợp này, chị em để con nằm trên ngực mình, kiều da kề da , mẹ thì nửa nằm nửa ngồi kê gối sao cho êm ái là ok .
  • Trường hợp 2 là anh Hai nhà mình đây . Có nhiều đêm đi ngủ bỗng dưng khóc ngặt , dỗ kiểu nào cũng không nín. Các bà nói là chắc có ai quở em. Nhưng thật ra không phải vậy. Sau đó mình có đi coi bói , bà thầy nói trong nhà mình có người khuất mặt, chỉ cần thắp nhang cho người ta mỗi ngày rằm mùng một là hết. Mình bèn thỉnh bát nhang để góc bếp làm theo lời bà thầy. Từ đó trở đi anh Hai không hề khóc chút nào, ngủ ngon lành.

3. Từ lúc sinh cho đến 3-4 tuổi : luôn giữ ấm gan bàn chân, ngực và lưng cho em. Chẳng bé nào chịu đi vớ đâu, nhưng chị em cứ yên tâm. Mình toàn phải chờ đến khi con ngủ say mới đi vớ cho con. Nhà mình nằm máy lạnh nên luôn phải đi vớ cho bé để tránh cảm, ho sổ mũi. nếu không nằm máy lạnh thì mình mua vớ mỏng đi cho con. Gan bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể, nếu bị lạnh sẽ gây hàn khí bé bị cảm, ho sổ mũi...nếu gan bàn chân được giữ ấm thì các cơ quan như gan phổi hệ hô hấp được giữ ấm, bé sẽ khỏe mạnh hơn, ngủ ngon hơn.

4. Khi bé bị cảm ho sổ mũi : mình luôn dùng tinh dầu khuynh diệp cho bé (cách dùng tinh dầu khác với dầu thường nên chị em theo đúng hướng dẫn sd tinh dầu nha). Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay mình, xoa 2 tay cho ấm lên rồi xoa ngực, xoa lưng, massage ngực và lưng cho ấm lên. Sau đó massage 2 lòng bàn chân. Massage thật kỹ từng lòng bàn chân cho nóng lên, kích hoạt tất cả các huyệt đạo ở đây. sau khi massage nắn huyệt , mỗi bên mình thường xoa 200 lần sau đó mới đi vớ. Mỗi lần làm xong như vậy người mình muốn toát mồ hôi và mệt vì truyền năng lượng cho con. Những việc này chỉ làm sau khi bé ngủ say sẽ dễ làm và mới làm kỹ được. Nếu bé bị ho, sáng hôm sau sẽ thấy giảm ho 70%. nếu bé bị cảm lạnh, sổ mũi, sáng hôm sau sẽ giảm hẳn 70%. Mẹ kiên nhẫn làm 3 đêm liên tục bé sẽ khỏe nhanh. Đây là bài của người Hoa mình được 1 người bạn mách cho đó.

5. Đ/v bé trên 1 tuổi : nếu bé có nhiều đàm, mẹ khuyến khích bé ói hết đàm ra. Hoặc mẹ có đủ can đàm thì móc đàm ra cho bé. Hoặc có thể ra cơ sở y tế nhờ bs y tá làm cho mình. Không nên để cho cục đàm trong họng bé lâu , cứ lên xuống trong họng gây khó thở, khó ăn, lâu ngày dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, mẹ mua củ cải trắng về nấu nước cho bé uống hoặc hầm gà hầm xương với củ cải trắng cho bé ăn. Củ cải trắng giúp tiêu đàm rất hiệu quả....