Tại sao trồng rau bằng kệ sắt v lỗ ngày càng phổ biến?

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn nhà làm ngày một tăng cao. Vườn rau hữu cơ, hiện đã không còn là cái tên xa lạ với nhiều người. Nhưng trước kia, vườn rau yêu cầu phải có diện tích rộng thì ngày nay, với hệ thống kệ sắt v lỗ bạn hoàn toàn có thể thiết kế vườn rau xanh sạch đẹp mà không cần lo lắng “không đủ đất để trồng”.

Kệ v sắt lỗ cấu tạo từ những thanh sắt có độ bền cao. Mỗi mẫu kệ sẽ có 4 thanh cột chịu tải giúp hệ thống đứng vững và cố định chậu chắc chắn trên giá kệ. Với từ 3 đến 6 mâm (tùy vào thiết kế và kết cấu của giá kệ) chứa đựng số lượng lớn, đa dạng chủng loại rau quả bạn muốn trồng. Đồng thời, kệ v lỗ có thiết kế đơn giản được lắp ghép nhờ buloong, kệ dễ dàng lắp đặt, tháo dở hay di chuyển.

Các mẫu kệ trồng rau bằng sắt v lỗ

Kệ trồng rau dạng bậc thanh bằng sắt v lỗ

Đây là giá kệ trồng rau phổ biến nhất hiện nay.

Kết cấu như hình bật thang, kệ sắt v lỗ giúp quá trình quang hợp của cây diễn ra tốt. Mặt khác, kệ còn giúp quá trình hấp thụ ánh sáng hay nước được diễn ra đồng đều trên từng giá kệ.

hình ảnh

Trồng rau bằng giàn thanh sắt v lỗ

Đây là mẫu kệ thích hợp để trồng các loại cây dây leo. Tận dụng các thanh chịu tải của kệ sắt, bạn dễ dàng tạo thành bộ giàn kiên cố cho cây trồng.

hình ảnh

Trồng rau bằng 2 tầng mâm sắt v lỗ

Kệ tận dụng tối đa các mâm kệ của hệ thống để khai thác triệt đệ không gian trống có thể đặt chậu trông rau quả.

hình ảnh

Tham khảo: Bảng báo giá kệ sắt v lỗ cập nhật mới nhất 2021

Cách tự làm kệ sắt v lỗ

Bước 1: Xác định nhu cầu

Bạn nên xác định nhu cầu để trồng loại cây gì, kích thước bao nhiều từ đó chọn mẫu kệ phù hợp để khâu chuẩn bị dụng cụ diễn ra chính xác nhất, tránh trường hợp mua thừa gây lãng phí hoặc mua thiếu làm đứt đoạn quá trình lắp ráp.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu

Chuẩn bị nguyên vật liệu lắp ghép: tùy vào nhu cầu sử dụng, tên và số lượng các nguyên vật liệu sẽ khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn xoay quanh: thanh cột chịu tải, kê góc, mâm tầng, buloong, ốc cùng một số dụng cụ như bút dạ, thước đo.

hình ảnh

Bước 3: Tiến hành lắp đặt

Để 2 thanh cột chịu tải nằm song song, sao cho khoảng rộng giữa chúng bằng chiều dài của mâm tôn, đo đạc kỹ lưỡng và xác định vị trí đặt các mâm, dùng bút đánh dấu để tránh sai lệch khi lắp ốc vít và kê góc vào hệ thống.

Sau đó, bắt ốc xỏ qua kê góc và lỗ, lắp mâm ôn đầu tiên vào 2 thanh đỡ.

Chú ý: khi ráp kệ phải để đầu con ốc ra ngoài, tránh tình trạng đầu ốc gây trầy xước cho người sử dụng. Đồng thời, khi chưa hoàn thiện sản phẩm, ốc vít và kê góc không nên siết chặt, tránh trường hợp bị lỗi phải tốn nhiều thời gian và công sức tháo ra lắp lại.

Lắp tương tự cho các mâm kệ khác, cuối cùng đưa các cột chịu tải còn lại lắp vào hệ thống

Bước 4: Kiểm tra

Sau khi hoàn thiện việc lắp ráp, tiến hành siết chặt ốc vít và kiểm tra hệ thống có bị cong vênh. Nếu không có vấn đề nào khác tức sản phẩm đã được hoàn thiện.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có được thông tin hữu ích về “trồng rau bằng kệ sắt v lỗ” nhé!