Cách trồng ớt trong chậu sai quả “ đơn giản nhất “

    Đối với mỗi gia đình Việt có lẽ đã quá quen thuộc với những trái ớt nhất là trong việc chế biến thức ăn, nó dường như trở thành 1 thứ gia vị không thể thiếu được. Không biết đối với bạn thế nào chứ riêng với tôi, khi ăn không  thể thiếu ớt được. Bởi thế mà trong mỗi gia đình Việt người ta thường sẽ tự trồng ớt để thuận tiện hơn khi cần dùng đến chứ không phải mua hàng ngày ngoài chợ nữa. Vậy bạn có biết cách trồng cây ớt như thế nào đơn giản nhất ngay tại nhà không? Hãy cùng tôi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

    Trồng ớt cay không khó như bạn nghĩ. Không cần tốn nhiều thời gian hay công sức chăm sóc thì cây vẫn cho quả rất sai. Chính vì thế, nhiều gia đình tận dụng một góc sân vườn nhỏ thậm chí chỉ là một hộp xốp nhỏ để trồng.

Vậy bí quyết của họ là gì? Cùng Học nấu ăn – Cách làm tìm hiểu cách trồng cây ớt sai quả mà ít sâu bệnh nhé!

Cách trồng ớt trong chậu sai quả

Trái ớt rất quen thuộc với bữa cơm gia đình Việt

Trước khi trồng cây ớt tại nhà ta cần phải chuẩn bị những gì nhỉ?

  • Nếu như bạn muốn có 1 cây ớt lúc nào cũng trĩu quả ở ngay nhà thì công việc đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho quá trình trồng cây:
  • Thứ nhất chính là hạt giống ớt, hãy chuẩn bị riêng những hạt ớt khô, mẩy để tỉ lệ nảy mầm được cao hơn nhé.
  • 1 khay đá viên nhỏ là khay làm đá mà bạn vẫn hay sử dụng trong tủ lạnh đó.
  • Những chiếc chậu cây có đường kính không cần quá lớn chỉ cần khoảng 15-20cm là đủ rồi nhé. nếu như bạn đã có sẵn cây con rồi thì tùy vào từng giống cây ớt  và kích thước của cây mà lựa chọn loai chậu trồng cây riêng nhé.
  • Phân bón cây kết hợp cùng với 1 chút vôi bột nữa.
  • Thêm nước tưới hay trà hoa cúc được thì càng tốt cuối cùng là thêm 1 lọ oxy già nữa để làm gì ư? Lát nữa bạn sẽ biết nhé.

Cây ớt rất dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều

Hướng dẫn cách trồng ớt đơn giản ngay tại nhà

    Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những dụng cụ phía trên thì lúc này ta sẽ bắt tay vào tiến hành trồng ớt ngay đi nào? Công việc thì cũng khá đơn giản thôi nó không khác việc bạn trồng những cây trồng khác là mấy tuy nhiên thì chúng ta cũng cần phải có 1 quy trình làm cẩn thận nếu như muốn cây phát triển hoàn hảo nhất.

Lựa chọn hạt giống cây ớt

    1. Chuẩn bị trước khi trồng ớt

    Chọn giống ớt

Lựa chọn hạt giống cây ớt

    Cũng như các loại cây quả khác, ớt cũng có rất nhiều loại khác nhau như: Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Biếm, ớt Hiểm. Ngoài ra ở miền Trung còn có nhiều loại ớt khác như: Chìa Vôi hay Sừng Bò. Bạn có thể dựa theo sở thích và mục đích của gia đình để chọn giống ớt phù hợp.

    Sau khi chọn được giống ớt như ý, các bạn có thể ra siêu thị hoặc chợ mua hạt ớt được bán sẵn hoặc dùng hạt ớt ăn để trồng. Bởi hạn giống đó đã qua xử lý, có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn.

Còn nếu bạn vẫn muốn tự tạo giống ớt thì hạt ớt sau khi lấy trực tiếp từ quả cần được ngâm với trà hoa cúc hoặc oxy già để hạt được khỏe mạnh.

Chỉ cần hạt của quả ớt già gieo xuống đất cũng có thể mọc lên rất nhiều cây

Việc mua hạt giống cây ớt bạn có thể mua tại cửa hàng hay xin giống từ những gia đình đã trồng loại ớt đó, hạt của những quả ớt già có thể trồng được nhé, tỉ lệ nảy mầm cũng khá cao đấy, sau khi có hạt lúc này sẽ dùng oxi già để tiệt trùng hoàn toàn hạt cây. Bây giờ thì bạn biết oxi già dùng để làm gì rồi phải không? Bởi thế mà tôi mới bảo bạn cần chuẩn bị nó đấy.

Thời điểm thích hợp để trồng ớt

    Những loại cây trồng tại gia đình đều có thể trồng được quanh năm. Nhưng thời điểm cây phát triển tốt, ít sâu bệnh nhất là gieo hạt từ tháng 8 tháng 9 và trồng vào tháng 9 tháng 10. Sau khoảng 1 tới 2 tháng trồng nghĩa là từ tháng 12 tới tháng 1  thì bắt đầu thu hoạch. Vụ thu hoạch có thể kéo dài đến tận tháng 4 tháng 5 năm sau.

    Ngâm hạt cây ớt

Hạt giống ớt cần được ngâm trong nước ấm từ 2 – 8 tiếng (nước khoảng 50 độ C) để thúc đẩy sự phát triển và nảy mầm của hạt.

Để tạo nước ấm 50 độ C, bạn có thể pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 3:2.

Đặt hạt giống vào khăn ẩm với nước ấm, rồi đặt vào hộp sau đó đậy nắp hộp lại.

Sau khoảng 2 ngày, khi thấy hạt giống đã trương lên thì bạn có thể gieo chúng xuống đất.

Hình ảnh những cây ớt chỉ thiên sai quả

Chuẩn bị loại đất để gieo hạt cây ớt

Ớt khá dễ trồng nên có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau đó có thể là đất cát, đất canh tác hay đất trồng lúa... chỉ cần đất đó xốp, thoáng và cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây đã có thể sinh sống và phát triển mạnh mẽ rồi nhé.

Ngoài ra thì bạn chỉ cần bón thêm phân và tưới nước cho đất ẩm hơn cây sẽ dễ phát triển hơn nhé.

Cách gieo hạt và chăm sóc cây ớt

Cách gieo hạt và chăm sóc cây ớt

    Cho hỗn hợp đất đã chuẩn bị vào khay đá nhựa, sau đó gieo hạt để ương cây giống. Bạn có thể phủ một lớp đất mỏng, trấu hay tro lên trên bề mặt để hạt có thể mọc mầm nhanh hơn.

    Bạn nên gieo hạt ớt vào khay có những ô nhỏ để tiện cho quá trình quan sát, nếu như không có những chiếc khay gieo trồng chuyên dụng bạn có thể tận dụng ngay chiếc khay đá trong tủ lạnh đó,  nó được phân chia những khay nhỏ có thể sẽ giúp ích bạn rất nhiều đấy nhưng hãy nhớ đục 1 lỗ nhỏ ở phía dưới nhé.

    Sau khi cho đất vào gieo hạt vào khay xong xuôi hãy đặt ngay khay đó ở nơi ấm áp, nếu thời tiết lạnh bạn có thể sử dụng đèn điện chiếu vào để kích thích cho hạt nảy mầm sớm.

Lưu ý:

Bạn nên đục một lỗ nhỏ dưới đáy khay nhựa để cây có thể thoát nước và không khí

    Dùng bình xịt tưới thường xuyên để kích thích hạt mau nảy mầm. Thông thường, sau khoảng 8 – 10 ngày là hạt ớt có thể nảy mầm. Cây 25 – 30 ngày tuổi có thể đánh đi trồng.

Tưới nước

cách trồng cây ớt ra trái nhiều

    Bạn nên tưới nước một lần 1 ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời khô hạn. Còn với đất ẩm thì 2 ngày bạn nên tưới 1 lần. Hơn hết, bạn cần thường xuyên theo dõi cây để nắm rõ tình hình. Từ đó có thể tăng giảm lưaợng nước cho thích hợp.

    Để giữ đất luôn ẩm và không mất chất dinh dưỡng thì nên bỏ thêm rơm rạ, hay cỏ khô ở gốc cây. Bạn cũng nên thường xuyên nhổ cỏ dại, bắt sâu, xới đất quanh gốc để đất tơi xốp và bón phân trung bình 1 tháng 1 lần.

Phòng và trị bệnh

    Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 - 15 ngày dùng thuốc Norshield 86.2WG pha liều lượng 16g/ 16 lít nước hay Eddy 72 WP (50 g/16 lít nước) để tưới hay phun vùng rễ ớt.


    Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi hoặc phun định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại thuốc như sau: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít), Agri-Life 100SL (15 ml/bình 16 lít). 

    Bệnh thối rễ và thối hạch gốc cây ớt

    Bệnh thối rễ và thối hạch gốc cây ớt 

          Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac (25 g + 15 ml/bình 16 lít). 


      Bệnh thán thư trên cây ớt

      Bệnh thán thư trên cây ớt 

      Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Eddy 72 WP (50 g/bình 16 lít).

          Sử dụng thuốc trừ bệnh: Khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái, đốm lá, thối cành... điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn vùi để tránh mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 5 - 7 ngày một lần và phun liên tiếp 2 - 3 lần/1 đợt bằng cách phun luân phiên các loại thuốc Agri-life 100SL (15 – 20 ml/bình 16 lít); Eddy 72WP (50g/bình 16 lít). 

      Bệnh sương mai héo lá trên cây ớt

      Bệnh sương mai trên cây ớt 

          Ngoài ra nếu nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng biến dạng thì nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus không có thuốc trị.

          Phòng trị sâu hại

          Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,...

       Bón phân

          Cần bón thúc 3 lần từ lúc bắt đầu trồng đến trước khi cây ra hoa và thu quả lứa đầu tiên. Bạn nên dùng phân đạm pha loãng với nước để tưới cho cây là tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể bón thêm phân chuồng để cho chất lượng quả tốt hơn.

      Cắt tỉa cành ớt

          Khi cây ớt đủ lớn (khoảng 20cm) thì bạn tiến hành tỉa cành. Nên tỉa những cành dưới điểm phân nhánh để gốc cây được thông thoáng. Đồng thời, giữ được lực cho cây. Sau đó tiếp tục tưới nước và kiểm tra độ ẩm cho cây.

          Một lưu ý nhỏ cho các bạn là nếu trồng trong chậu tròn thì chỉ nên trồng 2 hoặc 3 cây. Còn nếu trồng trong chậu dài thì đảm bảo khoảng cách từ 20 đến 30cm một cây. Những con số đó sẽ giúp cho cây có không gian để phát triển. 

      hình ảnh

      Chăm sóc tốt cho cây ớt để cho sai quả 

      Bạn không nên để cây ớt trong nhà hay ở một nơi nào quá cớm mà mỗi ngày hãy mang cây ra ngoài trời để sưởi nắng sẽ tốt hơn cho quá trình phát triển và quang hợp của cây. lúc đầu số giờ sẽ ít hơn nhưng mỗi ngày cây lớn dần số giờ để cây ngoài trời nắng sẽ tăng dần lên nhé. Để cây phát triển tốt thì nên bón thêm phân bón thường xuyên, ngắt tỉa lá cây và xem phần dưới gốc cây có cỏ mọc cần dọn dẹp ngay đảm bảo độ thông thoáng nhất.

      Thu hoạch ớt

      Với cách trồng cây ớt tôi hướng dẫn bên trên thì đảm bảo chỉ Sau khoảng 2 đến 3 tháng trồng thì ớt sẽ cho ra đợt quả đầu tiên.

      Khoảng 20 – 30 ngày sau khi cây ra quả và bắt đầu chuyển màu thì bạn có thể tiến hành thu hoạch và cất trữ ớt để ăn dần nhé.

      Lưu ý: Ta nên ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh khi thu hoạch.

      Trồng ớt trong chậu chỉ đơn giản vậy thôi các bạn ạ. Vậy còn chờ gì nữa chúng ta hãy tự trồng ngay cho mình những chậu ớt nhỏ xinh nào.

       Chúc các bạn thành công!