Kính Áp Tròng là gì?


Kính áp tròng là một loại thấu kính mỏng làm từ chất dẻo, làm cong mặt sau để khớp vừa với giác mạc. Nó sẽ được đặt trực tiếp lên con ngươi của mắt.


Có rất nhiều loại kính áp tròng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại: cứng, mềm và giãn tròng. Loại kính phổ biến và được tin dùng nhất hiện nay là kính mềm, bởi cấu tạo mềm đặc trưng dễ chịu cho mắt.

* Cách đeo và tháo lens: 

Trước hết khi mới mua về thì nên ngâm lens tầm 4-8 tiếng để lens được mềm hơn và êm hơn khi đeo vô mắt. 

   - Cách đeo lens:

Sau khi ngâm đủ tiếng, bạn gắp lens lên cây chống hoặc lên đầu ngón tay, xem đúng mặt lens không,


k đúng thì đổi lại mặt r đeo (mặt đúng thì khi nhìn kỹ viền lens bầu vô bên trong, còn mặt trái thì viền lens sẽ bị bè ra như hình dưới), để kĩ hơn thì rửa lens 1 lần nữa bằng nước ngâm rồi mới đeo.

hình ảnh

Sau đó, nhìn vào gương, mắt căng hết cỡ ngón tay cái áp kéo mi dưới xuống cùng ngón tay trỏ kéo mi trên để ngăn lông mi không chạm vô lens trong khi lens đang được cho vào mắt( để đeo dễ dàng hơn thì bạn nên liếc xuống hay liếc lens hoặc liếc sang trái hay sang phải bởi vì khi nhìn thẳng nhiều bạn mới tập đeo sẽ thấy sợ lens và lúc đó sẽ chớp mắt liên tục sẽ khó cho lens vào mắt được), dùng ngón trỏ hoặc cây chống đã đặt lens để phân biệt mặt trái hay phải của lens trước đó rồi đưa vào phần trắng mắt..k chớp mắt, đảo mắt nhìn về trọng tâm trước mặt để lens về đúng vị trí rồi mới chớp mắt nhẹ.

Có thể bạn thấy lens đã đc vào mắt nhưng chưa áp vào tròng mắt thì bạn có thể nhắm mắt lại rồi dùng ngón tay xoa nhẹ mắt để lens sẽ áp vô tròng mắt của bạn hơn( thường có nhiều bạn thấy lens đã được đưa vào mắt cứ nghĩ là đeo ok rồi chớp liên tục lúc đó sẽ làm lens dễ bị rớt ra hơn do lens có vào nhưng vẫn chưa áp vô tròng mắt nên khi chớp liên tục sẽ gây cho khô mắt lens sẽ không áp vô tròng mắt được).

Khi đeo xong để cho mắt thích ứng đc thì bạn nên nhỏ 1 giọt nhỏ mắt chuyên dùng cho lens để tạo độ ẩm cho mắt và kích ứng được lens( trước khi đeo lens bạn có thể nhỏ 1 giọt trước để mắt có độ ẩm thì đeo lens sẽ dễ hơn).

   - Cách tháo lens:

Đổ nước ngâm cũ trong khay đi, chế nước ngâm mới vào khay. Sau đó nhìn vào gương, sẽ liếc mắt lên trên, 1 tay dùng ngón áp kéo mi dưới xuống, dùng ngón trỏ kéo lens xuống phần trắng mắt, rồi dùng ngón trỏ và


ngón cái bóc lens ra.

*Cách Vệ Sinh Lens và bảo quản cùng với các lưu ý khi sử dụng lens:


Có rất nhiều loại kính áp tròng nhưng lens chủ yếu được xếp vào hai loại đó là loại dùng lâu dài và loại dùng một ngày. Đối với từng loại lens thì có cách vệ sinh khác nhau phù hợp.


Đối với loại kính dùng lâu dài, thường đối đa là 6 tháng thì có cách vệ sinh sạch sẽ lâu dài. Khi không sử dụng kính áp tròng thì bạn nên ngâm kính trong hộp đựng kính với dung dịch làm sạch chuyên dụng.


Vệ sinh kính sạch sẽ bằng thuốc làm sạch kính áp tròng. Bạn đặt kính nằm ngửa lên bàn tay, đổ một chút dung dịch làm sạch kính lên rồi dùng ngón trỏ xoay nhẹ để các bụi bẩn tạp chất được đưa ra ngoài,hoặc có thể để lens lên tay, chế nước ngâm đầy vào khay đựng lens sau đó dùng nhíp gắp gắp lens rồi nhúng lens lên xuống liên tục trong khay có chứa nước ngâm để rửa lens (hoặc rửa bằng máy rửa lens), sau đó ngâm kính vào hộp đựng kính đậy kín lại.

Đối với ai mà dùng lens thường xuyên thì cứ mỗi dùng lần sẽ có tháo tác vệ sinh như trên và thay mới nước ngâm, để bảo vệ tốt cho mắt bạn thì trước khi đeo lens có thể vệ sinh lại lần nữa rồi mới đeo.  Ai mà lâu lâu mới dùng (vd như tầm 1 tuần sau mới dùng lại)  thì có thể không cần vệ sinh lens hay thay nước ngâm thường xuyên mà chỉ cần tầm 3 ngày sẽ thay nước ngâm 1 lần, khi dùng lại thì vệ sinh lại lens rồi mới đeo lên mắt để an toàn.


Vì đối với những bạn mới sử dụng kính lần đầu thì nên nhỏ mắt thường xuyên, vừa làm giảm cảm giác cộm mắt, khó chịu khi đeo mà còn làm cho mắt đỡ khô và đỏ hơn, thường sau 30 phút bạn nhỏ một lần, mỗi bên hai ngọt để mắt được làm sạch hơn.


Đeo kính áp tròng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm mắt bị nhiễm trùng nên khi đi đường bạn nên sử dụng kính chắn gió hay kính chắn bụi để làm giảm thiểu lượng bụi bẩn dính vào mắt, hơn nữa còn hạn chế các dị vật khác chui vào mắt, làm xước bề mặt lens.


Với dung dịch ngâm và nhỏ mắt nên thay ít nhất từ 2 đến 3 tháng trở lên, không nên dùng nước ngâm và thuốc nhỏ mắt hết hạn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của kính và làm mắt bị nhiễm trùng. Không thay thế dung dịch ngâm chuyên dụng bằng nước muối sinh lý hay nước lọc bình thường, điều đó không giúp làm sạch kính mà còn làm thay đổi môi trường bảo quản kính, ảnh hưởng tiêu cực đến mắt.

- Sau mỗi lần tháo dùng kính, bạn cần phải RỬA LẠI – THAY MỚI toàn bộ phía trong khay đựng và lens cho thật sạch có thể bằng cách: Lắc khay để lens và khay rơi phần protein cùng bụi bám còn xót lại.

- Thay khay đựng 5-7 tuần / 1 lần

- Lưu Ý Khi Sử Dụng Lens:


1. Người mới dùng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 tiếng, sau khi quen dần có thể sử dụng 6-8 tiếng.


2. Với người mới sử dụng, tốt nhất nên sử dụng lens có đường kính nhỏ ( 14mm-14.2mm-14.5mm)


3. Sử dụng đúng mặt của kính để tránh bị cộm và đau mắt.


4. Nhỏ mắt thường xuyên trong quá trình sử dụng ( cách khoảng 1 hoặc tối đa 2 tiếng ).


5. Nên đeo kính che bụi và gió khi phải đeo lens di chuyển trên đường.


6. Không nên tiếp xúc trực tiếp với sức nóng, không nên đeo lens đi bơi, tránh gió từ máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào mắt.