🍀Kiên nhẫn lắng nghe con và đừng tranh luận

Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu cha mẹ tranh luận, cáu giận hay đánh mắng con khi trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Thay vì tỏ ra cáu giận, trách mắng, cha mẹ hãy lắng nghe và nói chuyện với con thật nhẹ nhàng, cố gắng quan sát để tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại có hành động như vậy.

Khi nóng giận, không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng khó có thể dung nạp cái gì vào đầu lúc này. Thay vì cha mẹ giảng giải ngay lúc này thì hãy để con có không gian để bình tĩnh lại, sau đó bạn mới từ từ, gần gũi và nói chuyện với con để con hiểu.


🍀Không được so sánh con với đứa trẻ khác

Rất nhiều ông bố bà mẹ thường có những lời nói so sánh con mình với con nhà người khác. Hành động này của cha mẹ không chỉ khiến con trẻ cảm thấy tự ti về bản thân, mặc cảm, buồn chán rồi dần sẽ cảm thấy bực bội, cáu gắt dẫn tới hành động bướng bỉnh, không nghe lời sau này.


🍀Đặt bản thân vào vị trí ngang với trẻ để con cảm thấy được tôn trọng thì sẽ nghe lời

Nếu cha mẹ đang đứng thì có thể ngồi xuống vừa tầm mắt với con để nói chuyện. Khi nói chuyện, cha mẹ có thể nhìn thẳng vào mắt con và con cũng có thể nhìn vào mắt cha mẹ, điều này sẽ giúp con cảm thấy mình được tôn trọng hơn.


🍀Dành những lời khen cho con nhưng phải đúng thời điểm

Khi con trẻ làm được việc tốt hoặc đã cố gắng làm việc gì đó thì cha mẹ đừng tiếc lời khen dành cho con. Lời khen đó chính là động lực, cổ vũ tinh thần con tiếp tục làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, lời khen cũng giống như con dao 2 lưỡi vậy. Nếu bạn khen con khi thành quả đó không phải tự con đạt được hoặc con chưa thật sự cố gắng thì con trẻ sẽ thấy lời khen đó sáo rỗng và không thấy được giá trị của chúng. Cho nên hãy khen con đúng lúc, đúng thời điểm.


💖Nếu thực hiện theo những gợi ý trên, cha mẹ sẽ không cần đau đầu, phải quát mắng con khi không nghe lời nữa. Hy vọng rằng những lời khuyên trên đây sẽ giúp cho hành trình làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn!


Nguồn: Sưu tầm.