Độ phức tạp của xã hội hiện tại, ngày càn nhiều vụ án thương tâm do người yêu cũ gây ra. Ông Lê Minh Công- Thạc sĩ Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố đưa ra những lời khuyên để tránh tác động đến tâm lý của đối phương.

1. Không xúc phạm và có thái độ khinh thường đối phương

Khi ttrong cuộc nói chuyện hoặc nhận được tin nhắn đe dọa, tiêu cực từ đối phương, thì "một điều nhịn chín điều lành" thật sự đúng với trường hợp này. Đặc biệc, trong trường hợp họ đang trong trạng thái tức giận, căng thẳng. Khi đối diện với tình cũ nói riêng và các mối quan hệ không lành mạnh nói chung, bản thân cần giữ sự bình tĩnh, tuyệt đối không dùng những từ ngữ xúc phạm đến họ và những người xung quanh. Vì những câu nói và tư fngữ xúc phạm có thể đẩy họ vào trạng thái tự ái, kích động tiêu cực, mất kiểm soát.

2. Nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè

Mọi lời đe dọa cần được quan tâm và chú ý. Không ai có thể nắm bắt được hành động của một người đang tức giận và mất kiểm soát. Nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và người thân. Không nên ra ngoài một mình, hãy cùng một ai đó khi cần đi đâu đó. Tuyệt đối không chấp nhận gặp đối phương riêng, thậm chí đó là quán nước hay nơi đông người. Nếu thật sự cần gặp mặt nên kèm theo một người thân, là nam hay có quen biết cả hai thì càng tốt.

Trong trường hợp quá bế tắc và căng thẳng đừng ngần ngại trao đổi với người thân hoặc các trung tâm tâm lý.

3. Chuyển đến nơi an toàn

Nếu lời đe dọa trở nên căng thẳng hoặc cảm thấy bản thân có thể bị đe dọa hãy chuyển đến nơi an toàn cho bạn, thời gian sẽ làm nguôi ngoai mọi thứ. Bản thân không nên cho đối phương hi vọng như trả lời tin nhắn, nhận hoa, nhận quà....

4. Nhờ sự giúp đỡ cơ quan chức năng

Khi tình hình trở nên căng thẳng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Đừng ngần ngại tố cáo là công an xã/phường, quận nơi mình thường trú (tạm trú), trường hợp khẩn cấp thì báo cho cảnh sát phản ứng nhanh (113).