Đây là một trong những vị bác sĩ được nhân loại biết ơn nhiều nhất vì nghĩ ra phương pháp cứu sống nhiều mạng người đấy ạ.

Giữa tình hình dịch bệnh Covid-19 hoành hành như hiện nay, tất cả chúng ta đã nghe lời khuyên này vô số lần: Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, bằng xà phòng và nước. Đó là một trong những “vũ khí” tốt nhất của chúng ta hiện nay để chống lại virus corona.

hình ảnh

Ảnh: zing

Việt Nam chế tạo robot lau sàn, phục vụ người cách ly: Dễ thương, giúp tránh lây nhiễm chéo

Mặc dù việc rửa tay ngày nay dường như là điều hiển nhiên, nhưng trước đây thì người ta không nghĩ tới chuyện đó đâu ạ. Tầm quan trọng của việc rửa tay đã được đề cao bởi Ignaz Semmelweis, một bác sĩ sản khoa người Hungary thế kỷ 19 làm việc trong các phòng hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Vienna.

Câu chuyện của Semmelweis được trình bày chi tiết trong một bài viết năm 2013 của Dana Tulodziecki, giáo sư triết học tại Đại học Purdue. Ông cũng là chủ đề được Google tôn vinh gần đây.

hình ảnh

Ảnh: dailystar

Bệnh viện đa khoa Vienna có hai bộ phận thai sản, một bộ phận chỉ có bác sĩ và một bộ phận gồm các nữ hộ sinh. Semmelweis, người làm việc trong bộ phận bác sĩ trong những năm 1840, nhận thấy rằng các bà mẹ mới sinh thường chết vì một căn bệnh gọi là nhiễm trùng sau sinh với tỷ lệ tử vong ở bộ phận bác sĩ cao hơn so với bộ phận nữ hộ sinh. Thế là ông đã bắt tay tìm hiểu tại sao.

Một số người tin rằng căn bệnh này là do những thứ trong không khí, chế độ ăn không lành mạnh hoặc ở nơi quá đông đúc. Nhưng những điều kiện đó giống nhau ở cả hai bộ phận, vì vậy Semmelweis loại trừ những khả năng đó. Sau đó, ông bắt đầu tiến hành một số thí nghiệm.

Một giả thuyết cho rằng căn bệnh này có liên quan đến tư thế sinh nở. Phụ nữ ở một phòng khám đã sinh con khi nằm nghiêng, trong khi ở phòng khám kia, họ sinh con khi nằm ngửa. Ông đã để hai phòng khám cho phụ nữ sinh nở ở cùng tư thế, nhưng điều đó không tạo ra sự khác biệt.

Cuối cùng, Semmelweis đã có một bước đột phá vào năm 1847.

Một trong những đồng nghiệp của ông ấy bị thương bởi dao mổ trong khi khám nghiệm tử thi và cuối cùng chết vì nhiễm trùng. Semmelweis đưa ra giả thuyết rằng những “mảnh xác chết” đã xâm nhập vào dòng máu của đồng nghiệp và gây ra sự lây nhiễm đã giết chết anh ta. Và bởi vì các bác sĩ vừa thực hiện khám nghiệm tử thi thì đã đến các phòng hộ sinh để đỡ đẻ, nên có thể các bà mẹ cũng bị nhiễm các “mảnh xác chết” này.

Để kiểm tra giả thuyết, Semmelweis yêu cầu các bác sĩ rửa tay sau khi khám nghiệm tử thi bằng vôi clo. Cuối cùng, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ trong bộ phận nơi các bác sĩ làm việc đã giảm xuống so với tỷ lệ tử vong ở bộ phận của các nữ hộ sinh.

hình ảnh

Ảnh: dailystar

Bất chấp kết quả, một số đồng nghiệp của Semmelweis đã hoài nghi lý thuyết của ông. Theo Tulodziecki, Semmelweis cho rằng việc thiếu rửa tay là nguyên nhân duy nhất gây sốt ở trẻ em - điều mà các đồng nghiệp của ông không chấp nhận, cho rằng có những trường hợp khác bị sốt ở trẻ em mà bệnh viện không thể giải thích được.

Nhưng nhiều thập kỷ sau đó, những ý tưởng của ông đã được ghi nhận là góp phần vào "lý thuyết vi trùng" - lý thuyết y học hiện đang được chấp nhận rằng nhiều bệnh là do vi sinh vật gây ra. Và đó là lý do tại sao, ngày nay, chúng ta hiểu rõ lợi ích của việc rửa tay.

Nguồn dịch: CNN