Việc làm vô cùng ý nghĩa của các chị em đam mê đan móc đang được ủng hộ nhiệt liệt. Nhờ nó mà các bác sĩ y ta không bị đau nhức tai vì đeo khẩu trang suốt 24/24.

Bình thường chúng ta đeo khẩu trang một buổi là thấy đau nhức tai rồi. Ấy thế mà các y bác sĩ đang chiến đấu với dịch bệnh tại Đà Nẵng phải đeo khẩu trang suốt ngày suốt đêm, có lẽ là không thể nào chịu nổi cơn đau nhức tai.

hình ảnh

Ảnh: plo

Chính vì vậy mà có một hội rất thú vị mang tên Hội đan móc Đà Nẵng được thành lập để đan ra những “chiếc tai giả” bằng sơi len, sợi dệt hoặc cotton, gửi đến cho những nhân viên y tế, thanh niên tình nguyện, bộ đội và bệnh nhân ở nơi đang chống dịch.

Mỗi cái tai giả hữu ích như vậy có chiều dài 15 cm. Hội hiện đang kêu gọi mọi người gửi thêm vật liệu về để họ có thể tự kết, còn ai có nguyện vọng tham gia luôn thì càng tốt. Phụ nữ khắp đất nước cảm thấy phong trào này rất hay và ủng hộ nhiệt tình và vận động thêm người thân tham gia.

hình ảnh

Ảnh: plo

Có chị nọ ở Lâm Đồng đã rủ bạn bè, đồng nghiệp cùng đan ra 1.000 cái tai giả trong 3 ngày để gửi đến Đà Nẵng. Chị mong rằng với sự nỗ lực của tập thể, Đà Nẵng sẽ vượt qua được thử thách cam go lần này.

Thành viên trong hội đan móc có khi tranh thủ giờ nghỉ trưa giữa giờ làm để theo đuổi công việc này. Tính ra trung bình 5 phút một chị đan được 1 cái. Sau 2 buổi nghỉ trưa như vậy thì đã móc được hơn 50 cái. Có chị thì đan móc xong, nhờ luôn người thân đính cúc hộ, vừa vui vừa tiện.

hình ảnh

Ảnh: plo

Các thành viên trong hội cũng giúp đỡ nhau bằng tiền hỗ trợ mua cúc. Ai nấy cũng đoàn kết, thật ngưỡng mộ. Khi nào có vùng dịch cần những chiếc tai giả thông minh này, những chị em đan móc sẽ ra tay giúp đỡ luôn. Quả là tình người ấm áp trong cơn hoạn nạn khó khăn. Ai giúp được gì thì làm nấy.

hình ảnh

Ảnh: plo

Ban đầu, hội này được lập ra để kết nối những người có sở thích về đan móc, làm đồ handmade, thêu thùa, đan vá… Khi virus tiến đến nước ta, những người này đã biến đam mê thành công cụ đắc lực giúp bác sĩ y ta chiến đấu với dịch bệnh. Những chiếc tai giả này không bằng nhựa, mà bằng vải mềm mại giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Riêng những tai giả bằng thun thì gây cảm giác bó chặt, dễ dẫn tới cảm giác đau đầu cho người dùng.

Để giúp cho các y bác sĩ có tâm trí chống dịch, các chị trong hội đã chọn những loại sợi len có thể co giãn, có thể giặt, tái sử dụng và đặc biệt mềm nên giảm cảm giác đau đầu. Quan trọng nhất có lẽ là gởi gắm trong đó có biết bao tâm tư, nguyện vọng của chị em đan móc cho đất nước mau vượt qua được dịch bệnh.

Nguồn: plo