Bọn cua này trước đây không có mặt ở bán đảo, nhưng nay xuất hiện và diệt hết cá, làm ngư dân không thể đánh bắt thu hoạch được nữa.

Cua xanh có thể đẹp nhưng nó là mối đe dọa dọc theo bờ biển của Albania. Hàng ngày, ngư dân bán đảo Balkan phải chật vật để kiếm sống, nay còn gặp thêm các loài xâm lấn đang làm đảo lộn các hệ sinh thái của khu vực.

Có nguồn gốc từ Đại Tây Dương, loài cua xanh bắt đầu xuất hiện ở vùng biển Adriatic của Albania hơn một thập kỷ trước, bởi nhiệt độ nước biển ấm lên. Tại khu vực ven biển đầm lầy gần đầm Karavasta, cua bám vào lưới và đập, khiến ngư dân hoảng sợ nói rằng loài động vật biển bản địa mà họ dựa vào để kiếm sống ngày càng khó tìm thấy.

hình ảnh

Ảnh: internet

Ông Besmir Hoxha, 44 tuổi, cho biết con cua "lấy đi nguồn sống hàng ngày của chúng tôi và thậm chí cả cá trong lưới... không có gì để bán". Ông kéo chiếc càng màu xanh của một con cua ra khỏi một con cá nhỏ bị nghiền nát trong lưới của mình.

Đồng nghiệp 40 tuổi của ông, Stilian Kisha, có một bàn tay đầy vết cắt. Ông nói: “Chúng rất hung dữ và thông minh, một lời nguyền thực sự. Năm nay, chúng tôi thấy cua ở khắp mọi nơi, trên bờ biển, ngoài khơi mà còn ở các vùng nước nội địa, sông và đầm phá. Thiệt hại là rất lớn".

Có ngày những người đàn ông thu được tới 300 kg cua xanh - so với chỉ 5-6 kg cá họ bán trên thị trường. Họ nói rằng, trữ lượng cá vược, cá đối đỏ và cá chình địa phương đang biến mất vì kẻ xâm lược nước ngoài phá vỡ sự cân bằng mong manh của cuộc sống dưới nước.

"Đó là một cuộc chiến hàng ngày của chúng tôi với loài cua xem ai sẽ là người đầu tiên bắt được cá - sáng nay con cua lại chiến thắng", Stilian nói.

Sajmir Beqiraj, giáo sư thủy sinh học tại Đại học Tirana, nói với AFP, các ngư dân đã đúng khi lo lắng về một loài mà mỗi con cái đẻ hàng triệu trứng.

hình ảnh

Ảnh: internet

Chúng tên là Callinectes sapidus, có nguồn gốc từ Vịnh Mexico, nơi nó phát triển mạnh. Loài cua này đã lan rộng khắp thế giới thông qua nước dằn từ tàu và hiện nằm trong số 100 loài xâm lấn hàng đầu ở Địa Trung Hải.

Beqiraj nói: “Sự nóng lên toàn cầu đang tạo điều kiện cho sự hiện diện của các loài ngoại lai ở những nơi mà điều kiện sống, đặc biệt là nhiệt độ, từng không thuận lợi cho chúng vài năm trước đây”.

Cua xanh "đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của các quần thể bản địa, dẫn đến sự suy giảm hoặc thậm chí tuyệt chủng của một số loài, đặc biệt là cua địa phương." Loài giáp xác này cũng đang phá hoại các thảm cỏ biển dưới nước vốn là vườn ươm cho cá địa phương, nuốt chửng trai và ốc mà chúng ăn.

Beqiraj nói: “Thiệt hại đối với quần thể cá là đáng kể.”. Mặc dù thịt cua được một số người coi là món ngon, nhưng nó không được ăn rộng rãi ở Albania. Điều đó khiến ngư dân địa phương thu một đống hải sản mà họ không thể bán được. Một kg cua chỉ có giá 40 xu, còn cá đối đỏ thì là 14 euro.

"Không có thị trường cho cua", Hoxha, người có một gia đình 5 người cho biết. Lệnh cấm đối với hàng xuất khẩu chưa đông lạnh sang Liên minh Châu Âu cũng hạn chế khả năng thu lợi nhuận từ nơi khác.

Ngư dân thấy vậy không còn cách nào khác đành phải để bọn cua ngoài nắng như thiêu đốt cho đến chết.

Adrian Kola, một ngư dân 27 tuổi, cho biết: “Giờ là thời gian sinh sản của chúng, nên để ngăn chúng di chuyển ra biển đẻ trứng, chúng tôi đã vứt chúng đi. Chúng ta phải nhanh chóng hành động để tìm ra giải pháp, nếu không ngày mai sẽ khó kiểm soát cuộc xâm lược này như kiểm soát virus corona".

Nguồn: rtl