Con cá gì đâu mà kỳ dị từ ngoại hình cho tới cách sinh sản luôn các mẹ ạ.



Xem mấy chương trình như “Thế giới động vật”, chắc các mẹ cũng từng biết đến con cá chụp đèn. Nó còn được gọi là cá lồng đèn hay quỷ biển đen đấy ạ. Bề ngoài của con cá này thì phải gọi là xấu xí vô cùng. Chúng có cách thức săn mồi dưới đại dương cũng rất đáng sợ.



webtretho


Ảnh: pinterest




Sở dĩ chúng được gọi là cá chụp đèn là bởi cá có cái vòi phát sáng trông như cái lồng đèn. Cái vòi này dùng để “dụ dỗ” con mồi tiến lại gần. Khi con mồi đã tới đủ gần miệng của cá chụp đèn, chúng sẽ bất ngờ táp một phát, nuốt trọn nạn nhân vào trong bụng mình.



webtretho


Ảnh: quora




Bởi vì số lượng loài cá này hiếm, chúng cũng khó gặp gỡ được nhau. Do đó, tìm được bạn tình là vấn đề. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên bắt được cá này, họ nhận thấy rằng tất cả là con cái. Những cá thể cái có kích thước vài centimet và hầu hết tất cả chúng đều có những thứ trông như là ký sinh trùng gắn liền với chúng. Hóa ra những "ký sinh trùng" này là những con đực bị teo nhỏ. Điều này cho thấy loài cá này giao phối theo kiểu “một vợ nhiều chồng”.



webtretho


Nhiều con đực nhỏ hơn ký sinh vào người con cái. Ảnh: national geographic




Những con đực sống tự do và những con cái chưa bị ký sinh ở loài này không bao giờ có tuyến sinh dục phát triển đầy đủ. Do đó, con đực chỉ có thể trưởng thành khi tìm được một con cái để gắn mình vào, nếu không chúng sẽ chết. Khi mới sinh, các con đực đã được trang bị các cơ quan khứu giác cực kỳ phát triển, giúp phát hiện mùi hương trong nước. Con đực cũng phát triển đôi mắt lớn, có thể giúp xác định bạn tình trong môi trường tối. Các con đực sống chỉ để tìm và giao phối với một con cái. Chúng nhỏ hơn đáng kể so với một con cá cái và có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn ở biển sâu.



Hơn nữa, sự phát triển của một số con đực khiến hàm trở nên còi cọc, gây khó khăn khi ăn. Một số loài có hàm không phù hợp hoặc hiệu quả để bắt con mồi. Những đặc điểm này đồng nghĩa với việc con đực phải nhanh chóng tìm ra một con cá cái để tránh cái chết. Các cơ quan khứu giác nhạy cảm giúp con đực phát hiện ra các pheromone báo hiệu một con cá cái.



webtretho


Ảnh: reddit




Khi con đực tìm thấy một người bạn đời phù hợp, nó cắn vào bụng con cái và bám lấy cho đến khi cơ thể chúng hợp nhất với nhau. Da của chúng dính với nhau, và các mạch máu của chúng cũng vậy, cho phép con đực lấy tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ máu của vật chủ/bạn đời. Hai con cá về cơ bản trở thành một.



Với cơ thể gắn liền với con cái như thế này, con đực không phải tự quan sát, tự bơi hoặc ăn như một con cá bình thường. Các bộ phận cơ thể mà nó không cần nữa như mắt, vây và một số cơ quan nội tạng sẽ bị teo, thoái hóa và khô héo, cho đến khi con đực chỉ còn là một cục thịt treo trên người con cái, lấy thức ăn từ con cái và cung cấp tinh trùng bất cứ khi nào “nàng ta” sẵn sàng đẻ trứng.



Nguồn dịch: wikipedia