Chỉ vì đàn hà mã cứ xuống dưới sông mà giải toả nỗi buồn, mấy con cá đã phải qua đời vì ngạt.

Theo báo cáo từng được đưa ra, cá ở sông Mara của châu Phi đã chết ngạt vì phân của hà mã. Hiện tượng này xảy ra liên tục không chỉ một lần.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu phát hiện cá chết bị trôi dạt bờ khi mực nước sông dâng lên do mưa. Thông qua nhiều thí nghiệm, những nhà khoa học đã tìm thấy được nguyên nhân gây ra điều này, đó là nước từ các hồ mà đàn hà mã sinh sống ở thượng nguồn.

hình ảnh

Ảnh: ussromantics, shutterstock

Emma Rosi, một nhà sinh thái học tại Viện nghiên cứu hệ sinh thái Cary cho biết: "Những con hà mã sinh sống ở sông Mara thải tổng lượng phân khoảng 8.500 kg vào nước sông mỗi ngày".

"Chúng tôi đã tìm hiểu xem dòng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng khổng lồ này tác động tới đời sống thủy sinh như thế nào."

Sau 3 năm quan sát, nhóm nghiên cứu đã theo dõi chất hóa học trong nước từ 171 hồ mà hà mã sống và phần còn lại của dòng sông, để điều tra lý do. Do hà mã có thể gây nguy hiểm cho con người, nên nhóm đã dùng những chiếc thuyền điều khiển từ xa gắn cảm biến để thăm dò các hồ.

Khi hà mã đi đại tiện, số chất thải này lắng xuống đáy sông. Trong quá trình phân bị phân hủy, vi khuẩn hấp thụ phân đồng thời lấy đi oxy trong nước. Chưa kể hoạt động của vi sinh vật tạo ra các hóa chất như amoni, hydro sunfua, metan và carbon dioxide - hai chất đầu tiên có khả năng gây ngộ độc cho cá. 

Khi lượng mưa lớn tạo ra dòng nước, lượng nước thiếu oxy này sẽ được đưa đến hạ lưu, tức nơi cá sống. Dòng nước cạn kiệt oxy đột ngột có thể gây ra tình trạng thiếu oxy tạm thời và phân vẫn đang phân hủy tiếp tục khử oxy trong nước, làm cho cá chết ngạt.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận định rằng quá trình này là một điều tự nhiên. Nó giúp dọn sạch dòng sông, đồng thời nhờ dòng nước xả ra giết chết cá, mà các động vật khác sống trong khu vực sẽ có được thức ăn, chẳng hạn như chim và cá sấu.

“Hệ thống tự nhiên” này cho thấy thiên nhiên có cách hoạt động riêng để cân bằng sinh thái, không cần tác động của con người.

Nguồn dịch: science alert