Nhìn ấn tượng quá các mẹ ạ. Nhưng lỡ hỏng xe giữa cầu thì không biết phải làm sao?



Ở phía nam đảo Penang thuộc đất nước Malaysia, có một cây cầu văng hoành tráng thu hút nhiều sự chú ý, đó là cầu Sultan Abdul Halim Muadzam Shah hoặc có tên khác là Cầu Penang 2. Nó được tạo ra để nối liền giữa Batu Maung trên đảo Penang với Batu Kawan trên đất liền Malaysia.



Tổng chiều dài của cây cầu là 24 km, trong đó chiều dài trên mặt nước là 16,9 km. Con số khủng như vậy đã giúp nó được mệnh danh là cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á, và tất nhiên là cũng dài nhất Malaysia.



webtretho


Ảnh: wordpress



Sở dĩ gọi đây là cầu Penang 2 là bởi trước đó, người ta đã xây một cây cầu Penang 1 để nối đảo Penang với đất liền, khánh thành từ hồi 14/9/1985 rồi cơ.



Cây cầu Penang 2 thì được khánh thành vào lúc 20h30 ngày 1/3/2014. Cây cầu được đặt tên theo quốc vương quá cố Tuanku Abdul Halim Muadzam Shah của Kedah và nằm trên con đường mang số hiệu E28.



Ý tưởng xây dựng cây cầu thứ hai nối từ Seberang Perai đến đảo Penang đã được đề xuất vào năm 1995 bởi Thủ tướng thứ tư của Malaysia - ông Mahathir Mohamad và Thủ hiến thứ 3 của Penang - ông Tan Sri Dr Koh Tsu Koon. Vào tháng 8 năm 2006, chính phủ liên bang Malaysia đã tiết lộ kế hoạch xây dựng cây cầu Penang 2 trong Kế hoạch Malaysia thứ chín. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2006, lễ khởi công xây dựng cây cầu Penang 2 mới được thực hiện bởi Thủ tướng thứ 5 của Malaysia, Abdullah Ahmad Badawi.



webtretho


Ảnh: facebook


Vào ngày 6 tháng 6 năm 2013, một đoạn đường dẫn đến chỗ cây cầu vẫn đang được xây dựng tại nút giao thông Batu Maung đã bị sập vào khoảng 7 giờ tối, chôn vùi một chiếc ô tô và hai xe máy dưới đống đổ nát. Một người đã thiệt mạng trong vụ việc. Đoạn đường nối là một phần của Gói 3A của dự án cầu được xây dựng bởi nhà thầu Cergas Murni Sdn Bhd chứ không phải công ty UEM Builders Berhad.



Để xây được cây cầu này, Malaysia đã vay một số vốn khá lớn từ Trung Quốc, nên nó thể hiện tình hữu nghị hợp tác giữa 2 nước. Tổng chi phí xây dựng lên tới gần 35 ngàn tỷ đồng. Thiết kế của cây cầu có thể chịu được động đất 8,2 độ Richter ở khoảng cách 300km từ tâm chấn độɴg đất và nó cũng khá thân thiện với môi trường.



Mỗi ngày, cây cầu chịu được 100.000 xe đi qua, nhờ đó mà giảm bớt xe đi lại trên cây cầu Penang 1 được 25%. Công trình được mong đợi sẽ giúp Penang phát triển kinh tế tột bậc hơn, là chất xúc tác cho khu vực hành lang kinh tế phía bắc của Malaysia phát triển.



Nguồn dịch: wikipedia