Chào các mẹ Việt ở Mỹ. Mình có một vấn đề rất hệ trọng muốn được các mẹ tư vấn. Các mẹ giúp mình nhé.



Hiện nay chồng mình đang làm PhD ở Missouri Columbia. Mình đang phải cân nhắc giữa việc đưa con sang Mỹ hay chồng mình phải dừng lại việc học PhD và trở về hỗ trợ mình.
Con mình được phát hiện là có dấu hiệu tự kỷ hơn 1 năm nay. Cháu hiện nay đã 32 tháng. Mình hiểu rằng cháu đang ở giai đoạn "cửa sổ". Vì vậy, bất cứ quyết định nào của mình bây giờ đều rất quan trọng với tương lai của cháu.



Nếu đưa con sang Mỹ, mình muốn nhìn rõ con đường mình đang bước tới là gì. Có một số vấn đề mình chưa rõ, các mẹ có kinh nghiệm thì chia sẻ, tư vấn cho mình nhé. Mình xin lỗi viết hơi dài để diễn giải rõ ràng.



Ở Việt Nam có một số thuận lợi:


- Hiện nay, cháu đi học nhà trẻ chuyên biệt và có những tiết can thiệp 1 cô - 1 trò tại trường. Cháu đã học ở đó được 10 tháng và đã tiến bộ. Cháu đã nói được câu 4 từ tuy rất ít khi chủ động, đã hát được một số bài hát và đọc thơ, nhận thức và giao tiếp mắt cũng tốt hơn. Mình chưa cho cháu ra nhà trẻ thường vì thấy các cô ở nhà trẻ chuyên biệt hiểu và chú ý uốn nắn cháu hơn.


- Ở nhà mình cũng thuê giáo viên ngày nào cũng đến can thiệp cho cháu.


- Môi trường gia đình có ông, bà, lúc nào cũng có ý thức uốn nắn cháu.


- Mình cũng tham gia một nhóm cha mẹ có con tự kỷ, và đã bắt đầu cho con theo biomed. Bọn mình sẽ mời được bác sỹ DAN từ Sing sang, và chi phí có thể chịu được. Việc mua thuốc thang mình cũng đã biết đường đi nước bước. Hiện nay mình mới cho con dùng B6, B12, Magne, Zinc, Probiotics, Enzyme, L-carnitine. Con mình có tất cả các vấn đề về hệ miễn dịch kém, nấm ruột, nhiễm độc kim loại... nên đang đợi bác sỹ Singapore kê đơn, và chắc phải theo bác sỹ DAN dài dài.



Điều kiện thực tế ở Mỹ như thế nào?


1/ Nếu sang Mỹ, môi trường gia đình và xã hội sẽ hạn chế hơn đối với cháu, vì ở nhà thì chỉ có bố và mẹ. Đi học thì các bạn và cô hoàn toàn mới, nói thứ ngôn ngữ mới. Ở thành phố chồng mình cũng có một số gia đình VN, nhưng để duy trì bạn chơi hàng ngày cho con không phải là dễ.



2/ Nếu sang Mỹ, mình dự định sẽ gửi cháu đi nhà trẻ ở trường công lập bình thường. Chắc vợ chồng mình không có tiền cho con theo trường chuyên biệt ở Mỹ. Cháu đang có khó khăn về nhận thức và ngôn ngữ bằng tiếng Việt, vậy phải học bằng tiếng Anh có phải là một thử thách quá lớn đối với cháu? Mình biết rằng đối với trẻ bình thường, phải ở trong môi trường 2-3 ngôn ngữ là một cơ hội. Nhưng đối với trẻ tự kỷ thì mình chưa tìm được tài liệu nào nói về vấn đề này. Mình cảm nhận đó sẽ là khó khăn nhiều hơn là cơ hội.



3/ Mình được biết ở các trường công lập ở Mỹ thường có những giáo viên có trình độ và kinh nghiệm giúp đỡ riêng cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt. Nhưng mức độ can thiệp đến đâu thì mình chưa rõ. Các mẹ có biết mỗi ngày các cháu được can thiệp one-on-one bao nhiêu tiếng/ngày không. Có các hình thức và mức độ can thiệp nào không? Tất nhiên, điều này sẽ khác nhau ở mỗi trường, mỗi bang… nhưng mình muốn có khái niệm căn bản hoặc những quy định chung của Mỹ về việc này. (Vấn đề này chắc mình phải push ông xã tìm hiểu kỹ ở trường mà bọn mình định gửi con, nhưng nếu các mẹ có insight gì thì chia sẻ với mình nhé).



4/ Mình đọc một tài liệu thấy nói rằng ở Mỹ nếu một mình bé được phát hiện tự kỷ thì sẽ có một committee giúp đỡ, theo dõi, với một panel bao gồm bác sỹ y khoa, nhà giáo dục, nhà tâm lý… nhưng mình sợ điều đó chỉ là lý thuyết. Mình đọc một số sách như Louder than Words, More than Words, thì thấy chủ yếu cha mẹ ở Mỹ cũng phải tự tìm bác sỹ, giáo viên riêng cho con. Đợi chính sách xã hội thì rất mất thời gian. Thực tế là như thế nào?



5/ Chính sách chăm sóc y tế đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt, không có quốc tịch Mỹ như thế nào. Chắc cũng là một câu hỏi lớn. Mình hiểu rằng nó cũng phụ thuộc vào insurance policy mà gia đình mua.



6/ Nếu phải self-fund thì các chi phí cho trẻ tự kỷ ở mức độ nào. ABA bao nhiêu tiền/giờ. Bác sỹ DAN charge phí như thế nào? Chi phí cho bác sỹ theo dõi chelation trung bình mỗi tháng là bao nhiêu? Trong cuốn Lounder than Words của Jenny McCathy thì nói rằng ABA là 75USD/giờ. Tất nhiên cô này là một mini-celebs và có thể mức giá mà cô ấy sẵn sàng trả có thể cao hơn một chút. Vậy mức average là bao nhiêu?



7/ Ở thành phố chồng mình ở không có DAN doctor, ở St Louis và Kansas City cách đó 2h đi xe thì có. Nếu thế có alternative nào không? Bác sỹ Mỹ có chịu khám 1 năm khoảng 2 lần, rồi tư vấn thường kỳ online và kê đơn online không? How often trẻ tự kỷ phải gặp bác sỹ nếu làm chelation? Đây có lẽ là khó khăn lớn nhất. Mình cảm nhận ở Việt Nam mời bác sỹ Sing sang có khi thuận lợi hơn là ở Mỹ phải sang thành phố khác thường xuyên để visit doctors và đơn thương độc mã chiến đấu.



8/ Chồng mình đi học theo diện học bổng nên tiền học bổng của chồng mình may ra đủ nuôi ăn hai mẹ con. Nhưng học hành, y tế cho cháu thì phải lấy từ saving, hoặc mình phải đi làm kiếm tiền. Mình có bằng Master về Marketing ở nước ngoài và cũng đã làm Manager cho các công ty nước ngoài. Nếu sang Mỹ và xin được work permit thì mình cũng hi vọng là xin được việc làm 25-35k/năm. Chắc khó mà trông vào saving để tồn tại 3-4 năm ở Mỹ để nuôi một em bé tự kỷ. Mình hi vọng có thể anticipate được mức tiền cần thiết để trả được các autism bills ở Mỹ. Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các mẹ với mình nhé, có thể chỉ cần là kinh nghiệm của các mẹ đã sống ở Mỹ, chứ chắc các mẹ cũng không có kinh nghiệm nhiều về tự kỷ, hi vọng thế.



9/ Chính vì những băn khoăn trên mà mình đã delay lại việc sang Mỹ. Nhưng bây giờ mình muốn quyết định dứt khoát về việc này. Nếu mình không thể sang được, thì chồng mình phải bỏ dở việc học và về giúp đỡ mình. Mà việc bỏ dở việc học cũng là một quyết định khó khăn đối với chồng mình. Chưa bao giờ mình phải quyết định một việc hệ trọng như thế này, ảnh hưởng đến tương lai của con và hạnh phúc gia đình.



10/ Mình nghĩ đến giải pháp là cho con sang thử mấy tháng, không ổn thì về. Nhưng mấy tháng cũng là nhiều nếu cháu bị gián đoạn việc can thiệp. Bản thân mình khi sang Mỹ chắc cũng chỉ có thể chơi, tương tác bình thường với con, chứ ngồi vào bàn dạy một cách organized thì nó không chịu. Các cháu tự kỷ phải can thiệp cá nhân nhiều lắm. Mình cũng nghĩ đến giải pháp là sang thu sếp ổn thoả thì sẽ tuyển một cô giáo Việt nam sang, trả lương cao hơn ở VN một chút, rồi đào tạo thêm cho cô.



Mình sorry là mình viết quá dài. Nhưng mình muốn diễn giải rõ để các mẹ có thể tư vấn được cho mình sát nhất với tình hình thực tế. Các mẹ bớt chút thời gian giúp mình nhé. Mình cảm ơn các mẹ rất nhiều.



Hope and Do