Hôm vừa rồi mới dẫn con mình đến tham dự lớp học thử của mô thình S.T.E.A.M English, thấy vô cùng hay và bổ ích , bé đươc học thử 1 buổi, được làm thí nghiệm Larva Lamp, đổ dầu vào nước, xong bỏ màu và viên sủi vào rồi xem phản ứng. con mình nó vô cùng thích thú vì được tự tay làm mà còn được nói tiếng anh, về nhà cứ nằng nặc xin mẹ mua dấu, nước và màu để làm y như trong lớp, mình mới tìm hiểu thêm thì thấy những bài viết cung cấp thông tin khá bổ ích về S.T.E.A.M English, muốn chia sẻ với các mẹ.


STEAM là phương pháp dạy tích hợp 5 bộ môn: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) nhằm giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức thông qua tiếng anh và có thể vận dụng tốt vào thực tế. Các hoạt động sáng tạo như thí nghiệm, thực hành thường xuyên diễn ra trong lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên giúp các em hiểu bài hơn, nhớ lâu và áp dụng trong đời sống hằng ngày.




Một thí nghiệm tìm hiểu về tỷ trọng giữa nước và dầu trong lớp học STEAM.
Phương pháp này được sáng tạo, áp dụng đầu tiên tại Mỹ và sau đó được nhân rộng sang các quốc gia khác với mục tiêu xây dựng một thế hệ nhân lực mới có kiến thức lẫn kỹ năng phong phú, thực tế. Trung tâm Anh ngữ American Education Group (AEG) đã vận dụng sáng tạo những ưu điểm của mô hình này vào giảng dạy tiếng Anh giúp trẻ vừa trang bị kiến thức, vừa học tốt tiếng Anh và cảm thấy hào hứng với việc tới lớp. Trong một hoạt động tìm hiểu về môi trường, các em được làm quen với “chiếc hộp thủy triều” chứa cát, đá cùng những vật liệu khác. Học sinh được thử dựng nhà trên bờ biền, trồng cây cối rồi đổ nước, tạo sóng và quan sát những hiện tượng xảy ra như sự xói mòn; nhà cửa, cây cối bị cuốn trôi. Thí nghiệm đơn giản này giúp các em hình dung cụ thể hơn về tác động của thiên tai, sự biến đổi khí hậu.


Xuyên suốt tiết học, những từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt tiếng Anh liên quan đến chủ đề sẽ được giáo viên bản ngữ g ghép khéo léo để các em có thể sử dụng tranh luận hay chia sẻ với nhau. Lớp tiếng Anh không giới hạn trong những tình huống hội thoại, mẫu câu luyện tập mà biến thành những phòng thí nghiệm, sân khấu nghệ thuật hay cuộc thi giải toán thú vị, sôi động. Cách tiếp xúc này giúp tiếng Anh được thực hiện đúng vai trò tự nhiên của một ngôn ngữ – công cụ giúp con người giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, sự tương tác nhiều về âm thanh, hình ảnh sinh động giúp các em có ấn tượng sâu sắc với ngôn ngữ, phản xạ về giao tiếp được hình thành tự nhiên qua những trải nghiệm thực tế.


Trẻ học tiếng Anh qua những hoạt động thực tiễn trong các môn khoa học lẫn nghệ thuật.
Mỗi bài học không chỉ cung cấp kiến thức của nhiều lĩnh vực, khả năng tiếng Anh mà còn trau dồi những kỹ năng mềm của trẻ như tranh luận, thuyết trình, tư duy độc lập cũng như làm việc nhóm. Học sinh trở thành trung tâm của lớp, giáo viên đóng vai trò hỗ trợ, cung cấp thông tin và giúp các em khám phá bản thân, học hỏi từ bạn bè xung quanh. Khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu của trẻ cũng được phát huy bởi cả khi về nhà, các em cũng có thể khám phá về những đề tài mình yêu thích, mày mò làm thí nghiệm và chia sẻ với bạn bè, giáo viên trong những lần sau.


Thầy Johnny Vieira hướng dẫn về các hình khối và cấu trúc khác nhau, học sinh tự xây dựng mô hình để kiểm chứng sức bền.
Làm quen với tiếng Anh từ khi 6 tuổi trong lớp STEAM giúp các em có thể hòa nhập tốt hơn với thế giới khi đi du học hay làm việc trong các công ty nước ngoài nhờ khả năng ngôn ngữ trôi chảy, vốn kiến thức phong phú và những kỹ năng mềm cần thiết khác.


Nguồn báo