FDI (viết tắt: Foreign Direct Investment trong tiếng Anh) là cách thức đầu tư dài hạn của tổ chức hay cá nhân nước ngoài bằng cách xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất hay cơ sở kinh doanh tại nước khác. Mục đích của các doanh nghiệp FDI là thu về lợi ích lâu dài và trực tiếp nắm quyền quản lý các cơ sở kinh doanh này.

Còn theo WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) đưa ra khái niệm về FDI cụ thể như sau: "FDI hay đầu tư nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước này (còn được gọi à nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước ngoài (nước thu hút FDI) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Xét trên phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các nguồn vốn đầu tư khác".

FDI là gì

FDI là gì

Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào đa số các hoạt động kinh doanh của mình. Lưu ý, doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt tỉ lệ vốn của công ty mẹ ở nước ngoài là bao nhiêu.

Các dạng doanh nghiệp FDI hiện nay:

- Doanh nghiệp FDI với 100% vốn của nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước FDI do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh. Vốn pháp định của doanh nghiệp FDI 100% nước ngoài phải ít nhất bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào khu vực khuyến khích đầu tư, trồng rừng, có quy mô lớn thì vốn trên 20% vốn đầu tư.

- Doanh nghiệp liên doanh:  là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Viêt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Doanh nghiệp FDI là gì

Doanh nghiệp FDI là gì

Vai trò của FDI?

Vai trò của FDI đối với nước đầu tư?

- Đầu tư ra nước ngoài thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn trong nước do chi phí lao động, nguyên liệu, thuế quan sẽ rẻ hơn.

- Đầu tư nước ngoài kích thích việc sản xuất máy móc, thiết bị. Điển hình là các nước đang phát triển thì để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cần phải nhập máy móc, thiết bị, linh phụ kiện từ công ty mẹ. Trong trường hợp muốn chiếm lĩnh thị trường thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện tương quan, các sản phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Các nước đầu tư trực tiếp vào ngành khai thác thì họ sẽ có nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn so với nhập từ nước ngoài. Nếu sử dụng lao động giá rẻ của nước ngoài để sản xuất linh kiện rồi nhập về quốc gia mình để tạo ra thành phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí so với nhập khẩu bên khác.

- Trong chiến lược dài hạn giúp cân bằng cán cân thương mại giữa các quốc gia vốn là điều kiện để hợp tác phát triển lâu dài.

Vai trò của FDI

Vai trò của FDI

Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư?

- FDI tăng cường nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế so với các nguồn vốn khác: bởi vì FDI dựa trên tính toán đầu tư dài hạn về thị trường và triển vọng tăng trưởng; không tạo thêm nợ cho chính phủ do vậy ít có xu hướng thay đổi trong tình huống xấu.

- FDI cung cấp công nghệ cho nền kinh tế: trong nền sản xuất hiện đại thì công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Cải tiến và chuyển giao công nghệ luôn là mục tiêu ưu tiên của các chính phủ trong  việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng.

- FDI tạo ra nhiều việc làm và cải thiện trình độ lao động: để tiếp cận sử dụng thiết bị và quy trình sản xuất hiện đại thì không thể thiếu nguồn lực có trình độ. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu về được lợi nhuận tối đa, tạo mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ và duy trì lợi thế cạnh tranh với thị trường thế giới. Chính vì vậy, tận dụng nguồn lao động giá rẻ là ưu tiên hàng đầu khi đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào.

- FDI giúp mở ra thị trường xuất khẩu: mặc dù các nước đang phát triển tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhưng để thâm nhập sâu vào các thị trường lớn là hết sức khó khăn. Bởi vậy, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hàng hóa xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI.

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: việc tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ không chỉ là nỗ lực nội tại của quốc gia mà còn đến từ xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. FDI sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc làm đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

Ưu và nhược điểm của FDI

Ưu điểm FDI

- Dòng vốn FDI được điều hành và quản lý bởi những công ty nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, đầu tư, tài chính kèm theo đó là tinh thần trách nghiệm cực kỳ tốt.

- Tận dụng được nguồn tài nguyên khoáng sản và lao động phù hợp nhu cầu sản xuất. Tăng việc làm, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Giảm chi phí, tăng quy mô sản xuất, làm cho giá thành phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hàng hóa hơn.

- Giảm được thuế, phí, hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước thu hút FDI.

- Tăng cường nguồn vốn thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong nước.

- Tạo nguồn thu ngân sách cho bên đầu tư lẫn bên nhận đầu tư.

- Phân bổ nguồn vốn đầu tư của các quốc gia phát triển (dồi dào) sang các nước đang phát triển (đang thiếu).

- Các nước nhận đầu tư không chỉ thu hút tiền (tài chính) còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học, tiếp cận máy móc hiện đại và xa hơn là chuyển giao công nghệ sản xuất.

- Tạo mối quan hệ hợp tác, lâu dài giữa các quốc gia.

Ưu và nhược điểm FDI

Ưu và nhược điểm FDI

Hạn chế của FDI

- Nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ mất di do dòng tiền chảy sang các nước nhận đầu tư.

- FDI có xu hướng chạy sang các nước có nguồn lao động trẻ, giá rẻ để thu về nhiều lợi nhuận hơn, chính vì vậy sẽ gia tăng tình trạng thất nghiệp ở một số nước.

- Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi, ưu ái cho các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, gây hại trực tiếp cho các doanh nghiệp trong nước.

- Nước nhận đầu tư dễ bị phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

- Việc đánh đổi môi trường tự nhiên lấy lợi ích kinh tế là điều không thể tránh khỏi.

Thực trạng FDI ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Năm 2010, vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam.

Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018). Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Thực trạng FDI Việt Nam

Thực trạng FDI Việt Nam

Giai đoạn từ năm 2010 - 2014 vốn FDI đăng ký có sự dao động liên tục và tăng nhẹ từ 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014. Từ sau năm 2015 tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục, với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số này tăng lên 38,95 tỷ USD.

Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.

Không chỉ gia tăng về số vốn đăng ký, mà vốn FDI thực hiện cũng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, từ 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tư đăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019.

Đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt 98% so với năm 2019 (Bảng 1).

Nguồn: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-giai-doan-2010-2020-80266.htm.

FDI Việt Nam 2021

Trong năm 2021, vốn FDI thực hiện là 19,74 tỷ USD, từ tổng số vốn đăng lý là 31,15 tỷ USD. So với năm 2020, số vốn thực hiện chỉ giảm rất nhẹ là 1,21% nhưng số vốn đăng ký lại tăng 9,19%. Trong khi đó, số lượng dự án cấp mới dù giảm từ 2.523 dự án xuống còn 1.738 dự án nhưng giá trị đăng ký cấp mới tăng nhẹ từ 14,64 tỷ USD lên 15,24 tỷ USD, cho thấy giá trị trung bình của một dự án là tăng lên đáng kể trong năm 2021.

FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn dẫn đầu với giá trị đăng ký trong năm 2021 là 18,12 tỷ USD, tăng trở lại 33,23 % sau khi giảm mạnh trong năm 2020 vì Covid-19. Đáng chú ý là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tiếp tục xu hướng của năm 2020, giá trị đăng ký đạt 5,71 tỷ USD, hơn hẳn lĩnh vực kinh doanh bất động sản là 2,63 tỷ USD.

Về nguồn FDI, áp đảo tuyệt đối vẫn đến từ khu vực châu Á với giá trị đăng ký là 26,79 tỷ USD, tiếp đến là châu Âu với 2,91 tỷ USD và châu Mỹ là 893 triệu USD. Trong các nước châu Á đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Singapore có năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu, với 10,71 tỷ USD, vượt xa các nước có truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Riêng Hoa Kỳ dù tổng giá trị đăng ký năm 2021 chỉ là 739 triệu USD nhưng tốc độ tăng so với năm 2020 là 105%.

Trong năm 2021, các tỉnh khu vực phía Bắc và phía Nam có giá trị đăng ký FDI khá tương đồng, đều quanh mức 14,5 tỷ USD. So với năm 2020 thì các tỉnh phía Bắc có mức tăng đáng kể ở mức 36,5% trong khi các tỉnh phía Nam có một sự sụt giảm nhẹ. Nổi bật trong các tỉnh phía Bắc năm 2021 là Hải Phòng, từ 1,51 tỷ USD nhảy vọt lên 5,26 tỷ USD, Quảng Ninh từ gần như con số 0 lên 1,15 tỷ USD. Còn ở phía Nam, nổi bật lên là Long An từ 0,81 tỷ USD lên 3,84 tỷ USD.

Tóm lại FDI là gì?

FDI là cách thức đầu tư dài hạn của tổ chức hay cá nhân nước ngoài bằng cách xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất hay cơ sở kinh doanh tại nước khác. Mục đích của các doanh nghiệp FDI là thu về lợi ích lâu dài và trực tiếp nắm quyền quản lý các cơ sở kinh doanh này. Các quốc gia nhận đầu tư sẽ có thêm nguồn vốn, tiếp cận khoa học công nghệ và trình độ quản lý của các nước đầu tư để phát triển kinh tế.

Nguồn: https://topkinhdoanh.com/fdi-la-gi/