Quản lý nhân sự là công việc đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, phải đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Các công việc của người quản lý nhân sự thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực từ đó tăng hiệu quả của tổ chức.

I. Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự còn được gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Việc quản lý nhân sự bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Nhà lãnh đạo hay người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. 

hình ảnh
Quản lý nhân sự là gì?

II. Công việc của quản lý nhân sự gồm những gì?

Quản lý nhân sự được thực hiện bởi những người chịu trách nhiệm thực hiện hàng ngày các chức năng liên quan đến nhân sự. Vậy cụ thể công tác quản lý nhân sự bao gồm những gì?

1. Quản lý hiệu suất làm việc và đảm bảo công việc

Quản lý hiệu suất là công việc cần thiết để doanh nghiệp hay nhà quản lý biết rằng người lao động đang làm việc hiệu quả và gắn bó. Từ việc tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí thời gian, nhà quản lý có thể đề ra các phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo công việc diễn ra đúng theo kế hoạch.

Quy trình quản lý hiệu suất làm việc có thể bắt đầu bằng các hoạt động đánh giá đánh giá hiệu suất theo từng giai đoạn, trong đó nhân viên tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi người quản lý. Quy trình cũng bao gồm các phương thức đánh giá, phản hồi toàn diện. Điều này sẽ khiến nhân viên liên tục có những phản hồi về năng lực làm việc. Từ đó, cải tiến và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

hình ảnh
Quản lý hiệu suất làm việc và đảm bảo công việc

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một khi doanh nghiệp đã bỏ ra chi phí, thời gian để thuê nhân viên mới, doanh nghiệp muốn nhân viên của họ không chỉ được đào tạo để thực hiện công việc, mà còn tiếp tục phát triển và phát triển các kỹ năng mới trong công việc, giúp năng suất làm việc của nhân viên được nâng cao. Đào tạo cũng góp phần tạo động lực cho nhân viên. Nhân viên cảm thấy họ đang được phát triển các kỹ năng của mình, và hạnh phúc hơn trong công việc. Do đó, tổ chức có thể giữ chân nhân viên tốt hơn.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cần có các cách quản lý nhân viên từ xa để có thể kịp thời nắm bắt được tình hình của từng nhân viên vừa để thuận tiện cho việc quản lý, vừa để có những biện pháp hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

hình ảnh
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3. Lập kế hoạch dự phòng nhân lực

Việc xây dựng và đào tạo đội ngũ kế tiếp, lên các kế hoạch dự phòng nhân lực là hoạt động quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự. Điều này giúp doanh nghiệp luôn có sẵn nguồn lực để thay thế, tiết kiệm thời gian tìm kiếm nhân sự bên ngoài, đảm bảo công tác vận hành của tổ chức không bị gián đoạn.

4. Xây dựng chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự

Quản lý nhân sự hỗ trợ cho việc đảm bảo lương thưởng công bằng, đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành và đủ cao để thu hút nhân tài làm việc cho tổ chức. Ngoài ra, quản lý nhân sự giúp kiểm soát và cân đối mức lương tương đương với sự đóng góp của nhân viên cho tổ chức. Việc xây dựng tốt các cơ chế về quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên cũng giúp mức độ hài lòng khi làm việc của nhân viên cao hơn, tạo động lực làm việc của nhân viên và gia tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên với tổ chức.

hình ảnh
Xây dựng chế độ, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự

5. Quản lý thông tin nguồn nhân lực

Quản lý thông tin nguồn nhân lực bao gồm quản lý các dữ liệu nhân sự như trình độ, quá trình làm việc, các kỹ năng của nhân sự,… từ đó có những đánh giá chính xác về điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự để phân bổ vào các vị trí, dự án phù hợp. Doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá nhân viên hơn, phát huy được tối đa năng lực và hiệu suất của nhân viên khi đặt họ vào đúng lĩnh vực của họ. Nhân viên cũng cảm thấy được coi trọng, được đánh giá chính xác và làm việc tốt hơn, nâng cao hiệu suất chung của tổ chức.

6. Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp

Một trong những chức năng được biết đến nhiều nhất của quản lý nhân sự là tuyển dụng. Để duy trì tính cạnh tranh trong ngành, các doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Bộ phận nhân sự sẽ lên chiến lược và kế hoạch tuyển dụng dài hạn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của công ty. 

hình ảnh
Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên phù hợp

III. Quy trình quản lý nhân sự

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực, môi trường doanh nghiệp sẽ có những quy trình quản lý nhân sự khác nhau tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, văn hóa lãnh đạo của người đứng đầu tổ chức, khách hàng,… Tuy vậy, quy trình quản lý nhân sự về cơ bản sẽ có các bước như sau:

  • Tuyển dụng nhân sự.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển và hoạch định nguồn nhân sự.
  • Chế độ chính sách.
  • Hệ thống văn bản áp dụng trong công ty.
  • Xây dựng và phát triển văn hóa công ty.

Từ các bước cơ bản này, mỗi nhà quản trị có thể áp dụng mở rộng hoặc thu hẹp để phù hợp với mong muốn, nhu cầu và đem lại hiệu quả quản lý tốt hơn cho doanh nghiệp. 

hình ảnh
Quy trình quản lý nhân sự

Có thể thấy, việc quản lý nhân sự không hề là một công việc đơn giản. Điều này đòi hỏi các kỹ năng và sự góp sức từ nhiều bộ phận, kết hợp với các chiến lược và tầm nhìn của tổ chức. Hi vọng với bài viết trên đây, doanh nghiệp bạn đã có cái nhìn tổng quan về nhiệm vụ cũng như các kỹ năng cần có để áp dụng quản lý nhân sự hiệu quả.