Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nghề phiên dịch viên ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, từ đó mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đối diện với vô vàn thách thức. Vậy nghề phiên dịch và tương lai của nghề này sẽ như thế nào?

Đôi nét về lịch sử ra đời của nghề phiên dịch viên

Nghề phiên dịch là một trong những nghề có sự xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, có thể được coi là bắt nguồn từ những hoạt động giao tiếp và trao đổi văn hóa giữa các dân tộc từ hàng ngàn năm trước. Tài liệu cổ nhất về nghề phiên dịch có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại, được ghi lại qua các bức phù điêu và văn bia từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Những nguồn tài liệu này cho thấy phiên dịch viên đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ công cộng, chính quyền, thương mại, đời sống tôn giáo và quân đội.

Lịch sử của nghề phiên dịch viên

Lịch sử của nghề phiên dịch viên

Vào thời cổ đại, ở Hy Lạp và La Mã, việc sử dụng phiên dịch viên là điều vô cùng phổ biến. Thường thì, họ là những người thực hiện nhiệm vụ bằng cách thì thầm vào tai người đối thoại, bởi lẽ lúc đó chưa có sự hiện diện của các thiết bị dịch như ngày nay. Tại thời điểm đó, người La Mã và Hy Lạp có xu hướng “bài xích” ngôn ngữ của các dân tộc họ chinh phục, và không muốn học ngôn ngữ để có thể hiểu và giao tiếp với người dân nơi đây. Thời bấy giờ, các phiên dịch viên ít được tôn trọng và hầu hết đều là nô lệ, tù nhân chiến tranh hoặc những người bị đày ải. Điều này dẫn đến việc họ thường bị giết ngay sau khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Vào năm 1961, phiên dịch song song được phát triển đồng thời ở Mỹ và Liên Xô, kết nối diễn giả và người nghe trực tiếp bằng hệ thống phức tạp bao gồm dây dẫn, micro và tai nghe.

Ngày nay, phiên dịch đuổi chỉ được sử dụng trong các dịp đặc biệt, trong khi phiên dịch song song được ứng dụng rộng rãi tại các tổ chức như Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu, với hàng trăm ngôn ngữ khác nhau.

Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, “người ta gọi phiên dịch là ông thông, chuyên bám gót ông Tây bà đầm, do đó người dân coi là tay sai của thực dân và rất khinh rẻ”.

Tuy nhiên, ngày nay, phiên dịch được xem trọng hơn rất nhiều. Đây là cầu nối, góp phần xây dựng hòa bình và sự thấu hiểu lẫn nhau giữa các quốc gia.

Tham khảo thêm tại: https://dichthuathoasen.com/

Kỹ năng phiên dịch cần có để trở thành phiên dịch viên giỏi là gì?

Để trở thành một phiên dịch viên giỏi, chúng ta cần rèn luyện rất nhiều các kỹ năng nghề phiên dịch viên và phẩm chất cần thiết.

  • Khả năng hoạt ngôn

Với sự linh hoạt và trôi chảy trong cách diễn đạt và chuyển hóa ngôn từ, đây là nền tảng quan trọng để truyền tải thông điệp một cách mượt mà và chính xác. Sự tự tin và sự ổn định trong diễn đạt là điều kiện cần để truyền tải được những thông tin quan trọng và hữu ích nhất đến người nghe.

Kỹ năng ghi chép và ghi nhớ

Khả năng ghi nhớ và ghi chép tốt

  • Trí nhớ xuất sắc và khả năng ghi chép

Ngoài ra, phiên dịch viên cũng cần có trí nhớ xuất sắc và khả năng ghi chép tuyệt vời để có thể xử lý và sử dụng thông tin một cách hiệu quả trong quá trình làm việc.

  • Ham học hỏi

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là sự tò mò và ham học hỏi. Sẵn sàng khám phá và tiếp thu những kiến thức mới giúp phiên dịch viên nâng cao chuyên môn và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của công việc.

  • Niềm đam mê với nghề

Niềm đam mê sâu sắc với lĩnh vực dịch thuật cũng là yếu tố then chốt, vì chỉ có tình yêu và sự nhiệt huyết với nghề mới có thể giúp họ vượt qua mọi thử thách và phát triển bền vững trong sự nghiệp.

Tương lai của nghề phiên dịch viên trong thời đại số

Ngành Biên – Phiên dịch đòi hỏi người học và người làm nghề phải đáp ứng nhiều yếu tố cũng như đối mặt với những thách thức nhất định tuy nhiên ngành nghề này mang lại cơ hội việc làm phong phú. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 kết thúc đã mở ra một xu hướng phát triển mới: phiên dịch từ xa. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các phiên dịch viên có thể làm việc từ xa và phục vụ khách hàng trên toàn cầu một cách hiệu quả hơn.

Tương lai của nghề phiên dịch viên

Tương lai của nghề phiên dịch

Với khả năng linh hoạt, sự nghiệp phiên dịch viên không chỉ hấp dẫn về mặt nghề nghiệp mà còn mang lại thu nhập ổn định và cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một ngành nghề đáp ứng được nhu cầu của một thế giới đang hội nhập ngày càng sâu rộng và là một lựa chọn hợp lý cho những ai yêu thích sự đa dạng văn hóa và mong muốn góp phần vào việc xây dựng cầu nối giữa các dân tộc và quốc gia trên toàn cầu.

Tham khảo thêm: https://dichthuathoasen.com/nghe-phien-dich-vien-va-tuong-lai-nghe-phien-dich-se-nhu-the-nao/