Lạm phát là một từ được nhiều người sử dụng để giải thích cho việc “đồng tiền mất giá”, “nền kinh tế đi xuống hay phát triển chậm” hay nhiều ý kiến cho rằng lạm phát là một “chỉ số xấu” trong bức tranh của một nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì ? Nó xảy ra khi nào? Và những cuộc lạm phát điển hình bộc lộ sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam và một vài nước trên thế giới. Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

lạm phát là gì

Lạm phát là gì?

Lạm phát (tiếng anh Inflationary) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của dịch vụ hay hàng hóa theo một khoảng thời gian nhất định. Từ đó kéo theo sự mất giá của một loại tiền tệ. Giá tăng, đồng nghĩa cùng với một lượng tiền thì bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây.

Lạm phát là gì – Nguồn: Thai Pham

Ví dụ: Năm 2000 với 10.000đ bạn mua được 10 quả trứng gà.

Đến năm 2020 với 10.000đ bạn mua được 5 quả trứng gà.

Về số lượng tiền như nhau là 10.000đ (không thay đổi) nhưng số lượng trứng đã giảm từ 10 xuống còn 5 (tăng giá từ 1.000đ lên 2.000đ/ quả).

Các mức độ lạm phát?

Lạm phát được chia thành 3 mức độ khác nhau:

  • Lạm phát tự nhiên: < dưới 10%.
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%.
  • Siêu lạm phát: >1000%.

Trong thực tế, các quốc gia sẽ luôn cố gắng kiểm soát chỉ số lạm phát thấp hơn 1 nửa so với tốc độ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa. Vì các nhà kinh tế, đặc biệt là Tổ chức Ngân hàng sẽ đánh giá dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

các mức độ lạm phát

Đồng tiền mất giá là dấu hiệu nhận biết Lạm phát dễ nhất

Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?

Ở một góc độ nào đó, tiền tệ sẽ được xem là một loại hàng hóa. Việc bạn mua một món hàng dùng tiền, thực chất chỉ là dùng lượng hàng A lấy lượng hàng B, đương nhiên món nào có giá trị thì sẽ đổi được nhiều hơn món còn lại.

Ví dụ: Tiền đô la Mỹ có giá trị cao hơn tiền Đồng của Việt Nam thì tỉ giá thực tế: 1 USD = 23.000 VNĐ.

lạm phát diễn ra khi nào

Kinh tế phụ thuộc vào một ngành dễ dẫn đến lạm phát

Một đất nước có nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ yếu kém thì dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng. Do ít hàng mà nhu cầu sở hữu món hàng đó nhiều dẫn đến tình trạng tăng giá. Để bù đắp cho việc đó, nhà nước sẽ in thêm nhiều tiền mới đủ mua hàng hóa dẫn đến tình trạng ngày càng mất giá của đồng tiền.

7 nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thực tế?

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo bắt nguồn từ việc cầu tăng < cung không tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm, người mua phải trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ: Giá xăng dầu tăng –> giá cước taxi tăng, chi phí chở hàng hóa tăng –> giá thực phẩm tăng.

nguyên nhân lạm phát

Giá dầu tăng cao kéo theo giá cả leo thang

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là sự tăng lên của một trong các chi phí tham gia vào việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ: tiền lương, giá nguyên liệu, máy móc, thuế, chi phi thuê kho bãi…từ đó doanh phải tăng giá hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận.

Lạm phát do cơ cấu

Trong một nền kinh tế, sẽ có ngành kinh doanh hiệu quả, ngành không hiệu quả. Những doanh nghiệp thành công sẽ tăng lương “danh nghĩa” cho người lao động. Dần dà, sẽ thiết lập mức giá lao động mới trong thị trường.

Lạm phát xuất khẩu

Lạm phát xuất khẩu do xuất khẩu tăng (giá hàng xuất khẩu>giá hàng tiêu thụ trong nước), ưu tiên gom hàng để xuất khẩu –> hàng hóa còn lại trong nước không đáp ứng được nhu cầu người dân trong nước à cung < cầu (trong nước) –> tăng gia hàng hóa.

Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu là khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế hoặc mặt bằng giá thuế giới tăng) thì giá bán sản phẩm phải tăng lên.

Lạm phát chính sách tiền tệ

Lạm phát chính sách tiền tệ xảy ra khi tiền tệ lưu hành trong nước tăng do nhiều nguyên nhân như: ngân hàng trung ương mua công trái phiếu theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên; ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giữ tỉ giá hối đối.

Lạm phát theo quốc gia trên thế giới 1960 -2020 – Nguồn: CityGlobeTour

Chỉ số lạm phát được tính như thế nào?

Chỉ số lạm phát được tính bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả, của một lượng lớn hàng hóa dịch vụ, được các tổ chức như Nhà nước, Kinh doanh, Ngân hàng theo dõi…

Chỉ số giá tiêu dùng CPI được xem là cơ sở để đánh giá mức lạm phát và được tính bằng: bình quân tăng lên của một nhóm các hàng hóa thiết yếu, trong một thời gian dài và PHẢI DẪN ĐẾN MẤT GIÁ ĐỒNG TIỀN.

Ví dụ: Năm 2019, chỉ số CPI của quốc gia A là 100.000USD.

Năm 2020, chỉ số CPI của quốc quốc gia là 110.000USD

–> Tỉ lệ lạm phát trong năm 2019 của quốc gia A: (110.000 – 100.000) / 100.000 x 100% = 10%

Tại Việt Nam cũng đã trải qua nhiều thời kỳ lạm phát mất kiểm soát, dẫn đến sự sụt giá của Việt Nam đồng và gần đây nhất  ở Venezuela và Zimbabwe là 2 ví dụ điển hình nhất của siêu lạm phát.

Chỉ số CPI Việt Nam 2001 đến 2011

Một vài điểm lưu ý về chỉ số lạm phát Việt Nam 20 năm trở lại đây

  • 2007 – 2008: khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu, đẩy lạm phát tại Việt Nam cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP.
  • 2011: lạm phát do chi tiêu công và lạm phát cầu kéo đến từ bất động sản, cổ phiếu.
  • 2012 đến nay: chỉ số CPI giảm mạnh qua các năm và luôn ổn định dưới 5%.

Hi vọng trong các năm tiếp theo, Chính phủ Việt Nam sẽ có những biện pháp giúp kiềm chế chỉ số CPI chỉ bằng ½ chỉ số phát triển GDP.

lạm phát việt nam giai đoạn 2008 đến 2018

Siêu lạm phát Venezuela gần 1,7 triệu %

Chỉ số lạm phát Venezual từ 2008 đến 2018

  • 2008: 30,8%.
  • 2009: 25,1%.
  • 2010: 27%.
  • 2014: 69%.
  • 2015: 181%.
  • 2016: 800%.
  • 2017: 1000% (lạm phát phi mã).
  • 2018: 698.488% (siêu lạm phát).

lạm phát venezula

Tiền Venezula tính theo Kilogram

Nguyên nhân

  • Nền kinh tế phụ thuộc vào nền công nghiệp xuất khẩu xăng dầu và ngành sản xuất hàng tiêu dùng rất yếu kém.
  • 1980: các quốc gia ở Trung Đông tăng cường sản lượng làm cho giá dầu thế giới giảm mạnh.
  • 8/1/2009: tuyên bố phá giá đồng Bolivar khiến tỉ giá của đồng tiền này mất nửa giá so với USD.

Hậu quả

  • Thiếu lương thực: cân nặng trung bình giảm 11kg (2017), bệnh viện tràn ngập trẻ em bị suy dinh dưỡng.
  • Tội phạm: 23. 047 vụ giết người xảy ra trong năm 2018.
  • Di cư: 3 triệu người di cư sang các nước láng giềng trong 11 tháng năm 2018.

Siêu lạm phát ở Venezuela: 1 ký thịt giá gần 9 triệu bolivar| VTV24

Người dân Venezuela nghĩ gì?

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm 2016 bởi DatinCorp, 25% người được hỏi đổ lỗi cho cố tổng thống Hugo Chavez đã gây ra cuộc khủng hoảng này, 19% đổ lỗi cho Nicolas Maduro, 15% đổ lỗi cho các chính sách kinh tế-xã hội của Chavez, trong khi chỉ có 16% đổ lỗi cho phe đối lập, 4% đổ lỗi cho các doanh nghiệp và 2% đổ lỗi cho Hoa Kỳ . Một cuộc khảo sát của Meganalisis vào tháng 9 năm 2018 cho thấy 84,3% người Venezuela chấp thuận một sự can thiệp của nước ngoài nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng với điều kiện là dân chúng được cung cấp lương thực và thuốc men .

Lạm phát Zimbabwe với tờ tiền siêu to khổng lồ 100 nghìn tỷ

Chỉ số lạm phát Zimbabew 1998 – 2008

  • 1998: 32%.
  • 2007: 50% / tháng.
  • 8/2008: 11.200.000.000%.

Vì SIÊU LẠM PHÁT quá nhanh, nên các báo cáo sẽ không còn bắt kịp tốc độ lạm phát. Để dễ hình dung hậu quả khủng khiếp của lạm phát Zimbabwe bạn có thể xem giá một số nhu yếu phẩm:

  • 1 ổ bánh mỳ: 300 tỷ.
  • 3 quả trứng gà: 100 tỷ.
  • 10 cái bánh quy: 19 tỷ.
  • ….

tờ 100 nghìn tỷ do lạm phát Zimbabwe

Tờ tiền có mệnh giá cao nhất thế giới

Nguyên nhân lạm phát Zimbabwe

  • Chính quyền Tổng thống Robert Mugabe bị cáo buộc chìm trong tiêu cực, tham nhũng để duy trì quyền lực vào những năm 1990.
  • Chính sách cải cách ruộng đất của Tổng thống Robert Mugabe trong năm 2000 khiến nền nông nghiệp nước này sụp đổ chỉ sau 1 đêm. Cụ thể:

+ Tịch thu ruộng đất của 4000 địa chủ da trắng và yêu cầu rời khỏi đất nước này hoặc bị bỏ tù.

+ Chia đất nông nghiệp cho người không biết canh tác.

+ Bị cắt viện trợ từ Mỹ và phương Tây.

  • Để khắc phục tình trạng thiếu lương thực trong nước, ông Mugabe đã yêu cầu ngân hàng in thêm tiền để nhập khẩu thực phẩm –> Lạm phát trầm trọng hơn.

Zimbabwe: Sự thật về đất nước có tờ tiền 100,000,000,000,000 đô – Dương Địa Lý

Hậu quả

Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.

  • 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.
  • Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.
  • Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc.
  • Tại đất nước này, có rất nhiều “tỉ phú” nghèo đói.

Tóm lại lạm phát là gì

Phía trên đã trình bày cơ bản về Lạm phát là gì ? Nguyên nhân và các mức độ lạm phát? Các cuộc lạm phát điển hình tại Việt Nam và trên thế giới. Bản chất lạm phát không xấu, đừng nhìn vào tính “mất giá của đồng tiền” hãy khách quan hơn “sự tăng giá trị hàng hóa được sản xuất ra. Cốt yếu của một nền kinh tế mạnh là làm sao kiềm hãm tỉ lệ lạm phát luôn thấp hơn (dưới ½ càng tốt) tốc độ tăng trưởng GDP.