Hướng dẫn làm thơ lục bát đúng niêm luậtHướng dẫn làm thơ lục bát đúng niêm luật

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là một thể thơ phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm thơ ca, ca dao, dân ca Việt Nam

Đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, hiệp vần với nhau tạo thành. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Cách làm thơ lục bát đúng niêm luật

Để làm được một bài thơ lục bát đúng niêm luật, chúng ta phải nắm vững được các quy tắc cơ bản của thể thơ này. Các quy tắc đó như sau:

  1. Các tiếng tiếng thứ 2, 6, 8 phải là thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý.
  2. Thơ lục bát chỉ sử dụng vần bằng. Vần thứ 6 của câu lục hiệp với vần thứ 6 của câu bát.
  3. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (đoản bình thanh) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trường bình thanh) và ngược lại.

Lưu ý: Thanh bằng là chỉ các tiếng chứa thanh huyền và thanh ngang. Thanh trắc là các tiếng chứa thanh sắc, hỏi, ngã và nặng.

Đối trong thơ lục bát

Đối không phải là yếu tố cần phải có trong thơ lục bát. Tuy nhiên, trong thơ lục bát, có thể sử đối ở ngay trong câu, gọi là tiểu đối. Ví dụ:

  1. "Trên đồng cạn dưới đồng sâu,


    Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa."
  2. "Làn thu thủy nét xuân sơn,


    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."
  3. "Dập dìu tài tử giai nhân


    Ngựa xe như nước áo quần như nêm."
  4. "Người quốc sắc, kẻ thiên tài


    Tình trong như đã mặt ngoài còn e."

Các biến thể trong thơ lục bát

Biến thể lục bát là những câu thơ hay bài thơ lục bát không đúng về số âm tiết, niêm luật, vần điệu, hoặc kết hợp cả hai hoặc ba khía cạnh này.

Ví dụ về sai sót về số âm tiết:

"Trẻ em như búp trên cành,


Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan."

Ví dụ về sai sót niêm luật:

Loại 1: Chữ thứ 2 vi phạm luật - trắc

"Người quốc sắc, kẻ thiên tài


Tình trong như đã mặt ngoài còn e."

Loại 2: Chữ thứ 2 và thứ 4 vi phạm luật - trắc

"Lươn ngắn lại chê chạch dài,


Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm."

Ví dụ về sai sót về phối vần: Phối vần ở cuối câu thứ 6 và giữa câu thứ 8 là khá phổ biến.

"Con vua thì được làm vua,


Con sãi ở chùa, thì quét lá đa."

Kết luận

Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ phần nào hiểu hơn khái niệm thơ lục bát là gì, từ đó giúp bạn có thể tự làm cho mình một bài thơ lục bát đơn giản dựa trên các quy tắc đã được chia sẻ.

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về thể thơ độc đáo này của dân tộc Việt Nam ta, các bạn có thể tham khảo thêm ⇒ TẠI ĐÂY.