Chào các mẹ, mình lập bài viết này để các mẹ có thể hiểu rõ về cách học tiếng Anh hiện nay như thế nào cho hiệu quả, tránh bị tình trạng xoay vòng luẩn quẩn bao nhiêu lâu mà không tìm ra được hướng đi phù hợp cho mình nhất. Mọi người hãy cùng nhau góp ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc học ngoại ngữ nhé!



1.
Bạn đã học tiếng Anh trong bao nhiêu lâu, học bao nhiêu chỗ rồi? Kết quả như thế nào? Và chắc rằng là bạn không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình nên mới đi tìm nơi học đúng không? Mọi khó khăn khi không có tiếng Anh và những thuận lợi khi có vốn tiếng Anh trong người mình sẽ không bàn đến nữa vì bạn cũng đã hiểu rồi.


=> Thời gian, tiền bạc, công sức đã bỏ ra mà không mang lại được gì. Học miết cũng thấy như vậy, 1 vòng tròn xoay mãi bao nhiêu năm mà không thoát ra được.



2.
Học ngữ pháp!!! Để làm gì? Học sinh Việt Nam nhiều khi còn giỏi ngữ pháp hơn cả người bản xứ. Trong khi tiếng Việt không biết gì về ngữ pháp cả, vẫn nghe, nói, đọc, viết, bình luận, chém gió như thường. Vấn đề đặt ra là tại sao lại như vậy? Có phải chúng ta đi sai đường không? Không phải, mà là cũng con đường đó mà chúng ta đi bộ chứ không thèm ngồi lên xe mà đi. Sẽ không phủ định việc học ngữ pháp nhưng nó không phải là cái ta đụng đến đầu tiên.


=> Hãy dẹp mấy cái quy tắc ngữ pháp khô khan đó đi chỗ khác. Học cái nào cho nó có nhiều nước chút, khô quá nuốt không được ^_^.



3.
Chúng ta đã lớn và quá thông minh! Tại sao lại như vậy nhỉ? Nói vậy là sai ngữ pháp rồi! Từ này đọc là abcxyz mà! Sao không thế này mà lại là thế kia nhỉ? Vân vân và vân vân! Ngôn ngữ là lĩnh vực đặc trưng, vốn dĩ nó đã là như vậy rồi, người bản xứ nói sao ta cứ bắt chước lại như vậy thôi. Thắc mắc về các câu trong tiếng Anh giống như là ta đang tự hỏi là: “À, tại sao không gọi là đực bàn mà gọi là cái bàn – tại sao không nói là quan cơ việc làm mà phải nói là cơ quan làm việc”. Ai trả lời được mấy câu hỏi đó!


=> Đừng bao giờ thắc mắc. Bản chất ngôn ngữ khi người ta sáng tạo ra nó đã là như vậy rồi, các thắc mắc hãy để cho nhà ngôn ngữ học họ nghiên cứu! Người Việt mình đi học tiếng Anh mà giống như đang đi nghiên cứu vậy, ^_^.



4.
Trẻ em từ khi sinh ra và lớn lên học ngôn ngữ như thế nào? Bạn hãy suy nghĩ thử. Và bây giờ chúng ta cũng học như 1 đứa trẻ? Không đúng, ta sẽ học như 1 đứa trẻ nhưng học có ý thức, học chủ động, vì chúng ta không có đủ thời gian nữa rồi!


=> Học ngôn ngữ 1 cách tự nhiên nhất, theo trình tự nghe – nói – đọc – viết, đừng học ngược lại như đã học thời phổ thông.



5.
“Thuộc 3000 từ vựng này sẽ giao tiếp vèo vèo”. Người ta hay nói nhau như vậy. Vậy bạn thử mang 3000 từ đó về học thuộc, cứ cho là thuộc như cháo luôn xem thử có giao tiếp được không? Nếu được chắc bạn là siêu nhân rồi. Ví dụ bạn nắm vững toàn bộ ngữ pháp trong lòng bàn tay, giờ chỉ cần ghép mấy cái từ đó lại sao cho đúng ngữ pháp là được. Đúng là như vậy, nhưng khi giao tiếp người đối diện có đủ kiên nhẫn để ngồi chờ bạn suy nghĩ ghép câu trước khi nói không? Người ta cần là hỏi cái là bạn trả lời liền, chứ không muốn hỏi xong nhìn chúng ta ầm ừ.


=> Hãy học từ vựng theo từng chùm, như chùm chôm chôm đó, mới có thể dung được nhanh và đúng. Đừng học từng từ, rồi ta cũng sẽ quên nó thôi.



6.
“Bạn mình nói nhanh lắm, hỏi cái trả lời liền, như gió vậy, cũng đâu cần luyện âm, luyện ngữ điệu làm gì cho mệt, gặp Tây riết nó quen”. Đúng là như vậy, nhưng Tây họ đang gồng lên để hiểu chúng ta đang nói gì đó. Họ có thể khen “gút, gút, you sờ píc eng lít very gút”. Haizzz, đó là phép lịch sự, họ không thể thốt lên là bạn quá tệ. Ví dụ Tây gặp bạn nói “ Xiiiiiiiiiiii```n cháo”, bạn có hiểu không? Đương nhiên là hiểu người ta đang chào mình rồi, nhưng có hiểu ngay không? Bạn phải vận động cái đầu và mấy khoảng hơn 1 giây cho cái câu đơn giản nhất đó, vậy nếu nói chuyện một người như vậy trong 1 tiếng mà người ta cứ nói kiểu vậy bạn có mệt không? Và bạn có nói với Tây là: ‘’trời ơi, ông/bà nói tiếng Việt dở ẹc, không ra gì cả, thôi đi chỗ khác đi’’ không? Đương nhiên là không rồi. Phải lịch sự chớ ^^.


=> Có thể bạn nhiều từ vựng, ghép đúng cấu trúc câu và ghép nhanh nữa nhưng Tây không nói như chúng ta nghĩ. Âm điệu, tiết tấu của tiếng Anh ngược với tiếng Việt hoàn toàn.



7.
‘’Ông thầy đó dạy dở ẹc, chỗ đó dạy chán lắm!” Chê bai các nơi học là thói quen ưa thích của mọi người. ^_^ . Đúng là có chỗ hay, chỗ chưa hay nhưng tiếng Anh thành công 80% là do chúng ta, 20% còn lại là do phương pháp học và truyền đạt. Cứ chê chỗ này xong, chuyển học chỗ khác, miết miết như vậy rồi về với số 0. Giống như nhảy việc vậy, nhảy một vài chỗ thôi, chứ cứ nhảy hoài nhảy hoài thì cũng như là “chuyện như chưa bắt đầu”, sáng tác và trình bày: ca sỹ không tên.


=> Hãy lựa chọn thật kỹ nơi mình muốn học, thật kỹ nha. Và khi đã theo hãy theo đến cùng, đến khi ta còn có thể.