Buổi 6: Lý thuyết sóng Elliott – phần 1


- Một chu kì sóng Elliot – gồm 8 bước sóng – sóng 1-2-3-4-5-A-B-C


5 bước sóng tăng


+ 3 bước sóng đẩy 1-3-5


+ 2 bước sóng hiệu chỉnh


- 3 bước sóng điều chỉnh ABC


** Quy tắc đếm sóng Elliot: Giả định điểm nào đó là đỉnh/đáy của giai đoạn lớn thì :


1, Sóng 2 không được vượt qua dưới điểm bắt đầu của sóng 1.


2, Thông thường sóng 3 dài nhất. Đôi khi là sóng 1 hoặc 5 nhưng sóng 3 không được là sóng ngắn nhất trong số các sóng 1,3 và 5( hình)


3, Sóng 4 không chồng lên sóng 1; ngoại trừ sóng 1,5 của một cấp bậc cao hơn. Tuy nhiên, thực tế đôi khi chấp nhận bóng nến chồng lên sóng 1.


4, Quy tắc xen kẽ: sóng 2 và sóng 4 phải là sóng hiệu chỉnh để hình thành các dạng bước sóng khác nhau.


*** Các bước sóng lớn hơn trong một chu kì lớn


- 1 chu kì sóng có 8 bước sóng – tiến lên các bước sóng cao hơn 13-21-34-55-89-133…(dãy sóng này là các con số của dãy số Fibonaace)


- Dãy số Fibonacee : 1-2-3-5-8-13-21….


A. Chi tiết các sóng -cách tính các sóng Elliot – 1-2-3-4-5-A-B-C


1. Sóng 1


1.1 Sóng 1 hình thành ở chu kì trước đó là Down trend


- Các bạn có thể sử tham số tối ưu EMA – MACD – để tìm sự đảo pha xu hướng – đảo chiều các mô hình nến


- Tìm ra điểm hỗ trợ của một chu kì lớn hơn trong giai đoạn phân tích – dùng các điểm hỗ trợ sóng lớn – hỗ trợ sóng nhỏ hơn trong 1 chu kì downtrend


- Các mô hình đảo chiều của Nến Canstick


- Các mô hình đảo chiều xu hướng – 2 đáy-3 đáy….


- Các phân kì làm tăng giá của RSI


1.2 Sóng 1 hình thành sau một giai đoạn Sideway


- Điểm nhận biết sóng 1 – chính là giai đoạn tăng giá ban đầu – có sự xác nhận về Vol và Giá- Sóng 1 thường sẽ tăng từ 25-30% trở lên


- Xác định đỉnh sóng 1 thường chúng ta dùng các mô hình đảo chiều của Nến Candestic


- Dùng tính hồi quy lên bao nhiêu % của một chu kì giảm trước đó – chúng ta Fibonacci Retracment


2. Sóng 2 điều chỉnh – dạng đơn giản (các dạng điều chỉnh phức tạp để


buổi mai vào nhịp sóng chỉnh lớn ABC)


- Dùng Fibonacci Retracment để tìm điểm hỗ trợ


- Sóng 2 thường điều chỉnh về các vùng hỗ trợ mạnh theo ngưỡng Fibo – 23.6-38.2-50-61.8-78.6%


- Nếu cổ phiếu là cổ phiếu khỏe- thường nó chỉ điều chỉnh các ngưỡng Fibo 23.6 -38.2-50%


- Dùng mô hình đảo chiều của Nến để xác nhận xu thế tăng giá tiếp theo


- Cách vẽ tìm điểm hỗ trợ sóng 2


+ Dùng Fibo – Ritracment


+ Nối đáy sóng 1 lên đỉnh sóng 1 – để tìm hỗ trợ của sóng 2


3. Sóng 3 – sóng đẩy tăng giá


3.1 Sóng 3 yếu hơn sóng 1 (sóng 3 ko mở rộng) – 5-10% xảy ra


- Sóng 3 thường nó lên quanh mốc Fibo 61.8-78.6-100% so với sóng 1


- Dùng Fibo – Extension


- Cách vẽ - của sóng 3


+ Dùng Fibo – Extension


+ Nối từ từ đáy sóng 1 lên đỉnh sóng 1- sau đó kéo xuống đáy sóng 2 (đáy sóng 2 chính là điểm đầu của sóng 3)


- Sau đó tìm ra điểm kháng cự của sóng 3


- Dùng các mô hình đảo chiều của nến để phân tích sự đảo chiều của đường giá


3.2 Sóng 3 là sóng mở rộng – đây là trường hợp hay gặp -90% các kịch bản sóng lên theo tình huống này


- Sóng 3 nó thường lên quanh mốc 127.2% -161.8%-261.8%-423.6% - 684.8%.... so với sóng 1.


4. Sóng 4 điều chỉnh


- Sóng 4 chỉnh nó thường bằng Fibo 23.6-38.2-50-61.8-78.6% so với sóng 3


- Dùng mô hình đảo chiều của Nến để xác nhận xu thế tăng giá tiếp theo


- Cách vẽ tìm điểm hỗ trợ sóng 2


+ Dùng Fibo – Ritracment


+ Nối đáy sóng 3 lên đỉnh sóng 3 – để tìm hỗ trợ của sóng 4


5. Sóng 5 – sóng đẩy – sóng tăng – như sóng tăng 1-3


5.1 Sóng 5 – không mở rộng so với sóng 3 – sóng 5 yếu – 90%


- Sóng 5 nó bằng các ngưỡng Fibo 23.6-38.2-50-61.8-78.6% so với sóng 3


5.2 Sóng 5 – mở rộng so với sóng 3 – sóng 5 khỏe –5-10%


- Sóng 5 nó thường bằng các ngưỡng Fibo 100-127.2-161.8 - 261.8-423.6%


Tổng hợp bài này


- Xác định các điểm sóng 1-2-3-4-5


- Biết cách vẽ sóng


+ Sóng 2 và 4 – các sóng chỉnh – dùng Fibo Ritrecment - để đo các điểm hỗ trợ - vẽ qua 2 điểm


+ Sóng 3 và 5- các sóng đẩy – dùng Fibo Extension để đo- các ngưỡng kháng cự - 3 điểm đo


** Bài tập: vẽ đo sóng Vnindex – TCB VPB HCM SSI PVD PVS …