Việc học sử trở thành một môn tự chọn ở cấp Trung học Phổ thông vẫn đang là một tranh cãi trên không gian mạng xã hội Việt Nam. 

Video này không phải một video bàn trực diện về vấn đề này. 

Thay vào đó, video sẽ giới thiệu cho quý khán thính giả hai câu hỏi triết học mà HDC tin là có thể giúp chúng ta có những cách nhìn mới và cách tiếp cận mới để yêu thích môn sử hơn. 

Hai câu hỏi này bao gồm Lịch sử có tính điều hướng hay không (Historical Directionality) và Lịch sử có bị chi phối bởi các quy luật phổ quát hay không (Universal Laws of History). 

Không chỉ vậy, video còn giới thiệu quan ngại của triết gia Nietzsche về việc nghiên cứu và “đào bới” ra quá nhiều thông tin, tiểu tiết, sử liệu (trong bối cảnh cơn “Sốt lịch sử” ở Châu Âu vào thế kỷ 19)… song mục đích của những tiểu tiết lịch sử này chỉ nhằm xây dựng nên hệ thống: 

* Lịch sử “thần tượng” (Monumental History), 


* Lịch sử “giáo điều” (Antiquarian History), và 


* Lịch sử “xét lại” (Critical History). 

Vậy những khái niệm này có nghĩa là gì, và tại sao Nietzsche lại lo ngại về chúng? 

Mời quý khán thính giả cùng xem video.