Người biết giữ chữ tín là người nói được làm được và thậm chí họ còn làm tốt hơn những gì họ nói. Để có được chữ tín chúng ta phải giữ được lời hứa của mình, không nói suông. Những người giữ được chữ tín họ đã xây dựng được danh tiếng của mình và lòng tin của rất nhiều người đối với họ. Được sự tin tưởng và lòng kính trọng của người người. Giữ chữ tín cũng được coi là việc đối nhân xử thế, luôn coi trọng những người tài giỏi hơn mình. Người khác tôn trọng mình thì mình tôn trọng lại họ. Đôi khi có những chuyện không quá cao sang nhưng nó thể hiện được nhân cách của một con người. Ta lấy ví dụ về chữ tín như là việc ta hẹn một người bạn đi đâu đó rồi chúng ta đến trễ một phút, cảm thấy bidnh thường có có vấn đề gì, rồi trễ hai phút cũng không sao, tiếp đến là năm phút, nửa tiếng vẫn cứ nghĩ là không có vấn đề gì cả.

Những việc tuy đơn giản nhưng ta đã đánh mất chữ tín của mình, khôn xem trọng lời nói và ta đã không hề nghĩ cho cảm nhận của đói phương về việc làm của mình. Giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa thôi đâu mà còn cần phải có niềm tin vững chắc nữa. Trên thực tế thì dù có nói nhiều đến mức nào đi nữa nhưng mà vẫn không thực hiện được thì cũng trở nên vô ích. Những người lớn và người có chức quyền càng phải giữ chữ tín của midnh hơn thế nữa nếu không thì cái xã hội này sẽ trở nên loạn lạc, hình thành lên những thói quen lừa dối lẫn nhau, hại người mà hại luôn cả mình. Khi chúng ta dạy dỗ những thế hệ trẻ cũng phải giáo dục theo cách tốt nhất, dạy chúng biết thế nào là giữ chữ tín. Vì chúng chính là những mầm mống là tương lai của đất nước sau này.