Chỉ cần 1 cú click chuột sẽ dễ dàng bất gặp nhiều hội nhóm với cái tên rất kiêu" ăn gì con thông minh, uống sữa gì con thông minh, làm thế nào con phát triển tối ưu thông minh trí tuệ "... Nhưng  lại quên mất bên cạnh việc phát triển trí thông minh (IQ) còn phải chú trọng việc phát triển các kỹ năng mềm ( EQ) . 

Những người ủng hộ cái gọi là “thông minh dựa trên sách vở” có thể cho rằng chỉ số IQ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định mức độ sống tốt của con người trong cuộc sống. Thay vào đó, những người ủng hộ tầm quan trọng của thứ được gọi là “thông minh dựa trên kỹ năng sống” sẽ cho rằng EQ thậm chí còn quan trọng hơn. Vậy thì chỉ số nào quan trọng hơn?

EQ là thước đo trí tuệ cảm xúc của một người. Khả năng của người có EQ là biết cách xác định và kiểm soát cảm xúc của họ và của những người xung quanh. Nhờ khả năng quản lý cảm xúc tốt, những người có EQ hay còn gọi là EQ sống rất lạc quan và có khả năng chịu đựng rất tốt. Đa phần lứa tuổi học trò hiện tại đang thiếu chỉ số EQ rất nhiều .


Một bằng chứng cụ thể và rõ ràng : Học sinh đánh hội đồng ở Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắk... Thậm chí, một học sinh lớp 11 ở Long An do mâu thuẫn với một học sinh lớp 10 đã bị nhóm người đánh hội đồng đến tử vong.

 Và một học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Khánh Hòa) đã có thái độ vô lễ khi văng tục và xưng mày, tao với giáo viên trong giờ học Vật lý . Sau đó, học sinh bị kỷ luật bằng hình thức tạm dừng học 1 tuần và xếp hạnh kiểm yếu ở học kỳ I. Sự việc học sinh vô lễ, văng tục với giáo viên tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh đặt ra vấn đề là làm sao để giáo dục học sinh “tiên học lễ, hậu học văn” . Và hàng tá hàng tá vụ bạo lực học đường , đánh bạn ,  văng tục chửi thề, thậm chí là sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất có thể . Vậy nguyên nhân bắt đầu từ đâu ?

Có thể nói sở dĩ học sinh ngày nay văng tục, chửi thề và có thái độ vô lễ với thầy cô giáo là do quá nuông chiều. Ở nhà, các em được bố mẹ chiều chuộng, đáp ứng mọi mong muốn. Đến trường, thầy cô, nhà trường không được kỷ luật mạnh tay như “bêu” tên trước trường, lớp cũng không dám mắng học sinh vì có nguy cơ vi phạm quy định. Chưa kể, ngày nay, học sinh được phép mang điện thoại vào lớp học, các hành vi, lời nói của giáo viên có thể bị quay lén và tung lên mạng xã hội bất cứ lúc nào khiến giáo viên bị áp lực, có tâm lý mặc kệ học sinh..


Các lý do tạo nên làn sóng bạo lực học đường trong những năm gần đây là do đâu? Trước hết, thiếu vắng sự chia sẻ, dạy dỗ từ cha mẹ 

hình ảnh

 có thể khiến học sinh tìm đến lối sống buông thả, tìm đến bạn bè xấu và gây bạo lực bên ngoài trường học. Nguyên nhân có thể còn từ phim ảnh, thậm chí người thân trong gia đình có lối cư xử bạo lực.Việc đánh nhau chửi bậy , không tôn trọng giáo viên là do các em học  từ người lớn , bạn bè ,  từ các kênh mạng xã hội bẩn . Hiện nay, kể cả trong gia đình, người lớn chưa làm gương, nói tục, đánh nhau  ngay trước mặt con trẻ, lối sống hành xử kém được thể hiện khắp mọi nơi do đó khi đến trường lớp, một số em nói tục,  đánh nhau , không tôn trọng Thầy Cô giáo là chuyện bình thường.  Do đó, nhà trường cần phối hợp với chuyên gia tâm lý học đường tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm cuộc sống. Tạo môi trường thân thiện, giúp các em gần gũi nhau, tạo cơ hội để các em thể hiện lòng yêu thương với bạn bè, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập… Nhờ đó, các em có thể nhận biết giá trị của cuộc sống và học hỏi, thiết lập mối quan hệ bạn bè thêm gần gũi và gắn kết. Gia đình nên dạy các em những kỹ năng sống, thói quen lành mạnh, biết yêu thương người ngoài. Tôn trọng Thầy Cô giáo ,  biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết điều chỉnh hóa giải các mâu thuẫn phát sinh , biết thể hiện thái độ không đồng tình với những hành vi sai...nhằm tạo lối sống có kỷ luật theo đúng giá trị cuộc sống .