Khi mang thai, nội tiết tố nữ “progesterone (hormone hình thành thai nhi)” hoạt động mạnh hơn. Hormone này có khả năng ổn định và giúp cơ thể mẹ tiếp tục mang thai và chuẩn bị cho quá trình mở rộng tử cung bằng cách nới lỏng các cơ và dây chằng. Ngược lại, nó tác động lên hoạt động co bóp của thực quản, nên khiến cho mẹ dễ dàng bị táo bón hơn. Ngoài ra, trong đầu thai kỳ, bởi vì mẹ sẽ bị “ốm nghén” dẫn đến cơ thể bị mất nước và thiếu dinh dưỡng. Việc này khiến cho việc đào thải bị hạn chế. Thêm vào đó, tử cung mở rộng vào cuối thai kỳ có thể lấn át ruột và làm chậm sự chuyển động của ruột già, cũng có thể gây ra tình trạng táo bón.

Vượt qua tình trạng táo bón khi mang thai cùng chế độ ăn uống dinh dưỡng!

mẹ bầu

  1. Uống đủ nước và ăn sáng đầy đủ

Khi cơ thể bị thiếu nước, quá trình đào thải sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, điều đầu tiên mẹ cần làm là lưu ý lượng nước mỗi ngày mẹ cần nạp vào cơ thể. Thông thường, hãy uống đủ 1.5 lít nước mỗi ngày. Buổi sáng là thời điểm chuyển động của ruột có xu hướng hoạt động mạnh. Do đó, hãy tập thói quen uống nước sau khi ngủ dậy. ngoài ra, cố gắng ăn sáng đúng giờ và đủ bữa và tập thói quen đi vệ sinh đúng giấc.

  1. Dinh dưỡng cơ bản mà mẹ không thể quên – chất xơ

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bởi vì “ốm nghén” nên sẽ có nhiều mẹ không có cảm giác thèm ăn. Tất nhiên là mẹ không thể ép bản thân khi không thể ăn. Tuy nhiên, hãy ăn chất xơ càng nhiều càng tốt để thúc đẩy quá trình hoạt động của ruột. Thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến các loại rau củ như ngưu bàng, cà rốt, củ sen; các loại đậu như đậu nành, rong biển như rong biển khô và rong biển tươi; nấm và các loại rau xanh như rau đay và rau bina. Khoai tây và các loại đậu cũng có chức năng lên men trong ruột và thúc đẩy quá trình co bóp ở ruột.