Khi trẻ nổi loạn vào những thời kỳ nhạy cảm thì dường như bố mẹ cũng đang vào thời kỳ khủng hoảng.


Đây là thời kỳ nổi loạn thứ ba trong cuộc đời của trẻ, đồng thời cũng là “thời kỳ nổi loạn tuổi trẻ” quen thuộc nhất, có thể nói là thời kỳ rắc rối nhất đối với vô số bậc cha mẹ.


Nếu bạn muốn kiểm soát trẻ trong những giai đoạn này thì sẽ vô tình kích thích trẻ làm những điều thái quá. Điều quan trọng là bố mẹ cần phải sử dụng các kỹ năng của mình để giúp trẻ vượt qua những giai đoạn "khó ở" này.


1. Tôn trọng con: Đừng lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào điểm yếu của con, hãy nhìn ra điểm mạnh của con và khuyến khích chúng.


2. Đồng cảm với con: Hãy nghĩ về giai đoạn nổi loạn của chính bản thân mình mà chúng ta đã đã trải qua. Làm gì cũng vậy bạn hãy đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ. Với sự cộng hưởng theo cách này, bạn không khó để tìm ra vấn đề.


3. Bố mẹ cần ổn định và kiểm soát cảm xúc của mình: Đừng giáo dục trẻ bằng cảm xúc của mình vì khi giáo dục trẻ bằng cảm xúc sẽ chỉ làm xung đột thêm trầm trọng. Cùng nhau bình tĩnh, hít thở sâu, đừng nóng vội mà hãy cùng trẻ tìm kiếm hướng giải quyết vấn đề.


4. Cho phép con trẻ phạm lỗi: con người không phải là nhà hiền triết, và từ nhỏ đến lớn ai cũng từng mắc lỗi, hãy có cơ chế bao dung cho trẻ và và giúp trẻ nhận ra lỗi của mình, chịu trách nhiệm trên đó. Từ đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu, từ đó mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ tốt hơn.