Thai nhi 3 tuần tuổi chỉ mới là một hợp tử nhưng lúc này mẹ sẽ cảm nhận được những dấu hiệu là mang thai rõ ràng. Hãy cùng đi tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi và hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.





Tuần thứ 3 là thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, nếu 2 tuần trước mẹ chưa vẫn chưa cảm nhận rõ ràng thì ở tuần này trong cơ thể mẹ đã thực sự tồn tại một cá thể mới. Thông qua siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy được bào thai đang hình thành và phát triển. Bào thai này gọi là hợp tử.



Thai nhi 3 tuần tuổi chỉ là phôi thai nhỏ bé



Thai nhi 3 tuần tuổi có hình dạng như một quả bóng nhỏ, được gọi là phôi nang. Phôi nang bao gồm hàng trăm tế bào đang hình thành và phát triển. Trong đó có một phần là hoocmon thai kỳ hCG, đây là loại hoocmon làm cho que thử thai có 2 vạch.



Một tuần sau khi thụ tinh, phôi thai được hình thành và bám vào niêm mạc tử cung. Hoocmon thai kỳ Hcgcó tác dụng trong việc kích thích tiết nội tiết tố estrogen và progesterone để thúc đẩy bao thai phát triển.



Tuần thứ 3, mẹ đã bắt đầu cảm nhận rõ rệt sự tồn tại của bé trong bụng mình, mặc dù đây chỉ là một hợp tử rất nhỏ, có kích thước khoảng 0.35 – 0.6 mm, chỉ nhỏ bằng ngón tay.



Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi, con bạn chỉ là một phôi thai vô cùng bé nhỏ, có 2 lớp là nội bị và biểu bì. Kể từ tuần thứ 3 cho đến tuần thứ 10, các hệ cơ quan của bé bắt đầu hình thành và phát triển, đây thực sự là tuần “khởi đầu” phát triển của bé.



Lúc này, thai nhi đã hình thành túi ối và túi noãn hoàng. Túi ối là lớp màng bảo vệ bé, là môi trường để thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ. Túi noãn hoàng có tác dụng sản sinh hồng cầu, cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi.





Những chuyển biến trong cơ thể mẹ ở tuần thứ 3



Bạn có thể tự cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể mình khi thai nhi 3 tuần tuổi . Bạn sẽ nhận thấy mình đã bị trễ kinh 1 tuần, có khi trở nên mất sức vì lượng đường trong máu thấp hơn bình thường. Ngực của bạn bắt đầu nhạy cảm hơn, kích thước vòng 1 tăng, thường có cảm giác đau tức ngực. Điều này làm bạn không thể thoải mái nằm sấp như trước đây.



Vùng chậu cương lên, lượng máu tăng lên để cung cấp tử cung do nhau thai và túi ối bắt đầu hình thành và phát triển. Chính vì vậy, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác căng bụng, khó chịu.



Có thể trong tuần 3 này, bạn sẽ thấy buồn nôn nhất là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn. Lượng đường trong máu thấp dễ làm bạn mệt mỏi, chóng mặt. Bạn cũng dễ bị dị ứng với mùi nước hoa, thức ăn, khói bụi, khướu giác trở nên nhạy cảm hơn.



Thai phụ cũng bắt đầu có những thay đổi về mặt cảm xúc, đôi khi là tâm trạng vui vẻ, nhưng có lúc là sự hồi hợp lo lắng, bạn cũng dễ bị xúc động hơn. Trong một số trường hợp còn dẫn đến sự rối loạn về tâm lý.



Lưu ý dành cho mẹ bầu





Trong tuần này trở đi, bạn phải lưu rằng dinh dưỡng cho mẹ bầu là dành cho 2 người. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.



Bạn nên bổ sung vitamin, bổ sung đủ nước và ít nhất là 400mg axit floic mỗi ngày. Đạ, canxi, sắt là 3 chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của bé trong bụng mẹ.



Bỏ ngay những thói quen có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai như hút thuốc uống rượu bia, tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường bụi bẩn,...



Bạn cũng cần xây dựng lại chế độ tập luyện của mình, bài tập cần nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh, quá sức làm ảnh hưởng đến thai nhi.



Mẹ bầu mắc bệnh trong thai gian mang thai không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.



Như vậy sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3 còn khá "mơ hồ", chỉ là một phôi thai nhỏ bé, tuy nhiên các hệ cơ quan của bé sẽ bắt đầu hình thành và phát triển kể từ tuần này trở đi. Song song đó, mẹ bầu cũng có những thay đổi rõ ràng về cơ thể và cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống và chăm sóc bản thân để bé được phát triển khỏe mạnh suốt thai kỳ nhé.



Cân nặng và sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/vZXnpKGA2Y-480x360.jpg