Sắt và kẽm là hai khoáng chất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị thiếu sắt và kẽm ngày càng tăng. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của bé. Vậy trẻ có dấu hiệu thiếu sắt thiếu kẽm phải làm sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

hình ảnh

Thiếu sắt và kẽm ở trẻ gây tác hại ra sao?

Sắt là yếu tố quan trọng góp phần hình thành hồng cầu, đồng thời chúng cũng hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và hệ miễn dịch ở trẻ. Khi thiếu sắt, trẻ dễ bị thiếu máu, kèm theo đó là tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, suy giảm sức đề kháng và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Về lâu dài, thiếu sắt cũng có thể khiến sự phát triển trí não của trẻ bị ảnh hưởng, gây hạn chế khả năng tập trung và làm kết quả học tập giảm sút.

Kẽm là vi chất quan trọng trong việc tổng hợp protein và phát triển cơ, xương cũng như trí não, đồng thời nó cũng giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn. Thiếu kẽm có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng và virus.

Đáng nói, tình trạng thiếu hụt sắt và kẽm ở trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có tới 60% trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi bị thiếu kẽm và 1/3 trẻ thiếu sắt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh chủ quan, không chú trọng đến việc bổ sung các vi chất này cho trẻ.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị thiếu sắt và kẽm?

Nhiều trường hợp trẻ thiếu sắt hoặc thiếu kẽm không có biểu hiện thực sự rõ ràng cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi đó, trẻ sẽ có một số dấu hiệu như:

Dấu hiệu thiếu sắt

  • Trẻ dễ cáu kính, quấy khóc, mệt mỏi, 
  • Trẻ bị biếng ăn, thường xuyên nôn mửa, rối loạn tiêu hóa 
  • Da xanh xao, lưỡi nhạt màu, tóc và móng khô, dễ gãy
  • Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác khó thở 
  • Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
  • Trí óc suy giảm, phản ứng chậm khi có yếu tố bên ngoài tác động
  • Nguy cơ mắc hội chứng Pica - trẻ có thể ăn bất kỳ chất gì, kể cả chất bẩn.

hình ảnh

Dấu hiệu thiếu kẽm

  • Trẻ ăn uống kém, trằn trọc, khó ngủ
  • Tiêu hóa chậm, có thể gặp táo bón, tiêu chảy nhẹ hoặc buồn nôn kéo dài
  • Tóc gãy rụng nhiều
  • Hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tổn thương da
  • Thị lực giảm, rối loạn thính giác.

Trẻ có dấu hiệu thiếu sắt và kẽm phải làm sao?

Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ thiếu sắt hoặc kẽm, mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, đồng thời nhận tư vấn điều trị.

Tùy trường hợp cụ thể, tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ có thể được cải thiện bằng những cách như:

Tăng cường cho trẻ bú mẹ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển, bao gồm cả việc bổ sung sắt, kẽm. 

Mặc dù hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao, chỉ khoảng 0.3mg/lít, tuy nhiên nó có khả năng hấp thu tốt hơn nhiều (đạt khoảng 70%) so với các nguồn khác.

Tương tự, lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của bé trong 3 tháng đầu đời. Trong thời gian này, hàm lượng kẽm trong sữa đạt 2 - 3mg/lít, nhưng sau 3 tháng tiếp theo, chỉ còn khoảng 0,9mg/lít.

Đối với trẻ sinh đủ tháng và dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ có thể cung cấp đủ sắt. Tuy nhiên, để cung có đủ lượng kẽm cần thiết, bé cần nhận thêm từ các nguồn dinh dưỡng khác.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

hình ảnh

Sắt và kẽm có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý:

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính yếu của bé. Để đảm bảo cung cấp đủ sắt, kẽm cho bé qua sữa mẹ, trong giai đoạn này mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn của bản thân. Theo đó, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, rau xanh…

Mẹ cũng nên bổ sung thêm vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, dâu  tây… để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời hạn chế sử dụng cà phê, bia, rượu và các chất kích thích vì chúng có thể làm giảm hấp thu sắt, kẽm.

Đối với trẻ đang ăn dặm và trẻ lớn

Với những trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm hoặc trẻ lớn hơn, mẹ có thể tăng cường bổ sung sắt, kẽm cho bé qua các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt heo, trứng, cá hồi, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu kẽm:  Hàu, nghêu, tôm, cua, ghẹ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

Khi nấu ăn, mẹ nên đa dạng hóa thực phẩm và cách chế biến để tạo hứng thú cho các bữa ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị thiếu sắt thiếu kẽm nên ăn gì?

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Kể từ tháng thứ 4 trở đi, lượng sắt và kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần, đồng thời trẻ càng lớn, nhu cầu hai khoáng chất này sẽ càng gia tăng. Nếu chỉ bổ sung sắt, kẽm từ sữa mẹ hoặc thực phẩm, bé sẽ vẫn có nguy cơ thiếu hụt những chất này. Chính vì vậy, sử dụng sản phẩm hỗ trợ được xem là giải pháp hữu hiệu với nhiều trường hợp thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ.

Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung, mẹ cần chú ý những điểm sau:

  • Ưu tiên các sản phẩm dễ sử dụng, tránh tình trạng khó chịu hoặc gây nôn trớ.
  • Có khả năng hấp thu cao.
  • Không gây tác dụng phụ như nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các sản phẩm này, mẹ cũng cần lưu ý cho bé dùng đúng liều lượng, đúng thời điểm và đủ liệu trình.

Xem chi tiết: Hướng dẫn bổ sung sắt và kẽm cho bé

Với việc bổ sung sắt cho trẻ, nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên dùng Fogyma. Sản phẩm có thành chính là phúc hợp sắt hữu cơ sắt III hydroxy polymaltose (IPC) với cấu trúc hữu cơ tương tự Ferritin - chất dự trữ sắt trong cơ thể, giúp bé dễ hấp thu và duy trì lượng sắt ổn định trong cơ thể.

hình ảnh

Đặc biệt, Fogyma có hương vị ngọt ngào và múi trái cây thơm ngon, giúp tạo hứng thú cho bé mỗi lần sử dụng, không gây cảm giác khó chịu hay buồn nôn, từ đó đem lại hiệu quả bổ sung sắt tối ưu. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ cũng như cách khắc phục. Hy vọng nội dung này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc bé yêu. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!