Vợ chồng chung sống lâu ngày thì chuyện bất đồng quan điểm, cãi vã nhau là điều không thể tránh khỏi. Và có những điều vợ cần nhớ khi cãi nhau với chồng để tránh ảnh hưởng hôn nhân.


Có người trưởng thành từ tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn. Sự khác biệt của những hệ quả này nằm ở chỗ, lời nói và hành động của người trong cuộc được kiểm soát thận trọng, hay đã vượt quá ranh giới báo động của quan hệ vợ chồng.


Là phụ nữ đã lấy chồng, nên biết tiết chế sự ương ngạnh, ngoan cố và mình mẩy để hạn chế căng thẳng, mâu thuẫn trong gia đình. Vậy nên, khi vợ chồng có cãi vã, vợ nên hết sức thận trọng và ghi nhớ 5 điều quan trọng sau đây:


1. Biết điểm dừng, đừng chạm đến cái “tôi” của chồng



Đây là điều vợ nhất định phải nhớ khi cãi nhau với chồng.


Cái tôi phụ nữ lớn, cái tôi đàn ông còn lớn hơn gấp bội. Ở đàn ông luôn thường trực một cái “tôi” mà không chỉ phụ nữ mà đến cả những người cùng giới khác cũng không nên động chạm.


Cho dù cãi nhau to đến đâu, sự tức giận của vợ lớn đến đâu, đừng bao giờ quên rằng, đàn ông sẽ trở nên khó lường khi họ bị thua thiệt với đàn bà. Cảm giác này khiến người chồng không chỉ bực tức, mà dần nảy sinh chán ghét.


Vậy tại sao, chỉ vì muốn khẳng định cái tôi nhất thời mà phụ nữ dại dột khiến chồng chán ghét? Trước khi yêu cầu người chồng tôn trọng mình, vợ cũng phải học cách tôn trọng họ trước đã nhé!


2. Cấm kỵ "chuyện bé xé ra to"



Đôi khi giữa vợ và chồng chỉ vì những điều đơn giản như không hài lòng về hành vi, thái độ, ứng xử của người kia mà xảy ra khẩu chiến. Lúc này, thay vì mỗi người một câu đẩy cuộc cãi vã càng đi xa thì vợ chồng nên biết kiềm chế bức xúc, góp ý cho nhau một cách nhẹ nhàng.


Tất nhiên, lúc này trong lòng sẽ khó có thể cảm thấy thoải mái, song không nên từ chuyện vặt vãnh mà thổi phổng lên, châm ngòi cho "chiến tranh". Những lời nói, hành động trong lúc tức giận.


3. Không bao giờ giận chồng quá 2 ngày



Đừng bao giờ cố đua xem vợ chồng ai sẽ giận lâu hơn, ai sẽ chịu mở lời xin lỗi trước. Một gia đình phải có nụ cười, sự giao tiếp, trêu đùa mới là một gia đình hạnh phúc. Vợ chỉ cần chịu bỏ đi cái tôi, bắt chuyện, trêu đùa anh ấy trước, chồng chắc chắn sẽ không vì thế mà giận dỗi vợ quá lâu.


Đặc biệt, thời gian giận dỗi không nên kéo dài quá 2 ngày. Chuyên gia tâm lý cho rằng khi vợ chồng giận nhau, mọi việc nên giải quyết hết trong vòng 2 ngày, tuyệt đối không được để đến ngày thứ ba. Bởi sang ngày thứ 3, não của chúng ta sẽ tiết ra một loại hoóc môn gây nghiện nỗi đau khiến mọi việc từ đúng thành sai…


4. Dù thế nào cũng lắng nghe chồng nói



Sai lầm nhiều bà vợ mắc phải khi cãi vã, ấy là tỏ ra như không nghe thấy, bỏ ngoài tai lời chồng khi anh ấy muốn trò chuyện, giao tiếp. Hành động này sẽ khiến mối quan hệ của vợ và chồng trở nên tồi tệ hơn, anh ấy sẽ cho rằng vợ đang coi thường, khinh bỉ anh ấy, trong mắt vợ, anh ấy chẳng có bất cứ vị trí nào.


Trong khi đó, tôn trọng lẫn nhau luôn là một nguyên tắc vàng để nuôi dưỡng tình yêu cũng như hạnh phúc hôn nhân. Bởi vậy, ngay cả khi vợ đang rất giận anh ấy cũng nên kìm nén cảm xúc và lắng nghe những gì anh ấy nói. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thành thật sẽ giúp cả hai gỡ được những nút thắt gây ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân.


5. Vũ khí nước mắt



Đây cũng là điều vợ cần nhớ kỹ khi cãi nhau với chồng.


Chẳng có ông chồng nào thích vợ ghê gớm, đanh đá, chua ngoa. Rõ ràng, với chồng, quát tháo không thể có tác dụng bằng lời nói nhẹ nhàng.


Và đã là đàn bà, ở trong bất kỳ trường hợp nào cũng nên sử dụng vũ khí quan trọng nhất của mình đã là nước mắt. Điều này sẽ chạm đến trái tim của đàn ông hơn mọi thứ khác. Đừng khiến bản thân mình phải nổi giận đến mức mất kiểm soát, kêu gào, cuồng nộ cho bõ tức.


Một người vợ bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng chắc chắn sẽ thu phục trái tim người đàn ông hơn một người vợ lúc nào cũng gầm rú như “sư tử Hà Đông”. Đây cũng là bí quyết quan trọng mà người thứ ba có thể cầm chân người đàn ông của họ đấy phụ nữ nhé!


6. Mượn người khác “trị” chồng



Bạn nên tin rằng, việc bạn sử dụng trăm lời nói nặng nhẹ của mình với chồng cũng không đủ sức để lung lay anh ấy bằng việc vin vào ai đó xung quanh, đặc biệt là người thân của bạn. Anh ấy có thể không nghe bạn nhưng chắc chắn sẽ dần cảm thấy xấu hổ khi những người như mẹ, chị, bạn bè trách móc thay vì trách móc vợ mình.


Khi bố mẹ mắng, đương nhiên chồng sẽ phải im lặng mà nghe, như thế có phải ta cũng "hả lòng hả dạ" rồi không. Khi anh chị em chồng mắng dưới hình thức khuyên nhủ, chồng cũng cảm thấy xấu hổ mà không trút giận lên vợ. Khi bạn bè chồng chê bai, đương nhiên cái sĩ diện của chồng sẽ nâng cao, và lần sau sẽ không muốn bị "thua bạn kém bè" nữa (nhớ là chọn người bạn "ngoan" hơn chồng để nhờ vả).


Và đặc biệt khi bị con cái trách cứ, ý thức làm cha phải làm gương tốt cho con sẽ trỗi dậy. Bởi không người bố nào muốn trở thành xấu xí trong mắt con, nên chắc rằng, bố sẽ không để con thấy mình "tái phạm". Vậy là, chẳng cần trực tiếp mắng mỏ, chị em mình vẫn tìm ra cách để tác động đến chồng.


Đôi khi hạnh phúc của gia đình phụ thuộc vào chính cách ứng xử của vợ với chồng và ngược lại. Đừng đòi hỏi ở anh ấy quá nhiều trong khi mình trao đi thì không đáng bao nhiêu vợ nhé!