Đối với nhiều người, nhà có thể được coi là nơi trú ẩn của tâm hồn, nhưng đối với một số ít người, đó lại là nguồn gốc của rắc rối.
Hầu hết những người trẻ đến một độ tuổi nhất định chưa kết hôn đều không muốn về nhà đón Tết. Nguyên nhân không khó hiểu, họ sợ bị ép lấy chồng, thậm chí có một số phụ huynh còn nói năng đặc biệt khó chịu. Không lạ gì khi trên một diễn đàn trẻ nổi tiếng, nhiều người bày tỏ:
“Tôi không muốn về nhà, bố mẹ tôi thà không sum họp còn hơn phải nghe hàng xóm bàn ra tán vào: Sao con kia không lấy chồng đi? Về nhà cứ ru rú ở nhà nên ế là phải…”
“Bố mẹ gọi điện trách móc, nhưng tôi biết rằng về hay không về cũng buồn như nhau thôi. Bố tôi câu trước trách tôi không về nhà, câu sau đã bảo nhà người này người kia về biếu bố mẹ mấ chục triệu ăn tết…”
“Tôi buồn lắm, cách đây vài năm tôi làm ăn còn ra tiền, về năm nào cũng biếu bố mẹ, anh chị dâu và 2 cháu. Năm nay tôi làm ăn thua lỗ, có một mình cũng tự gồng, không dám phiền gia đình. Vậy mà khi gọi về bảo có lẽ năm nay không về, mẹ tôi cũng bảo ừ đừng về, về không cho được đồng nào thì thôi đừng về. Lúc đó nước mắt tôi nhạt nhòa, có lẽ gia đình chỉ cần khi tôi có tiền thôi.”
Người ta thường nói, cha mẹ còn sống thì cuộc đời còn có nơi để đến; cha mẹ mất đi thì cuộc đời chỉ còn đường về.. Vì vậy, khi Tết đến gần, dù ai cũng có chút bất đắc dĩ nhưng vẫn sẽ về nhà thăm bố mẹ, người thân trong gia đình và quây quần bên nhau để gắn kết với nhau.
Nhưng họ đã bỏ qua một vấn đề, thời đại ngày nay đã khác, cái gọi là người thân, bạn bè chỉ là sự giễu cợt, so sánh, tình cảm thực sự cũng không có nhiều, cha mẹ khó có thể ngoại lệ.
Ảnh Baijihao
Một cô gái ở Hồ Nam gặp phải hoàn cảnh đau buồn như vậy, cô vui vẻ trở về nhà nhưng lại bị cha mắng, cô thu dọn đồ đạc và quay trở lại Quảng Đông vào ngày hôm sau, nói rằng thà đón Tết ở nhà thuê còn hơn.
Nhiều người cảm thấy khó hiểu khi con cái họ bận rộn bên ngoài suốt một năm trời, về nhà không nói được gì, nhất quyết gây sự như thế, cuối cùng lại chia ly trong thất vọng.
Bản thân cô gái cũng mô tả chi tiết lý do, là do cô chưa lấy chồng, bố mẹ cô cảm thấy cô chưa lấy chồng, hàng xóm bàn tán nên cảm thấy ở trong làng không thể ngẩng cao đầu.
Phụ nữ cũng có quan điểm riêng về hôn nhân, các cô gái ngày nay sẽ không vì ít lời đàm tiếu mà kết hôn mù quáng, họ chỉ muốn tìm một người mà họ cho là phù hợp, ai biết cha mẹ họ sẽ không đợi được, thậm chí còn cảm thấy con mình đơn lẻ là một nỗi bất hạnh.
“Tôi rất ngại cãi vã nên 30 Tết mới về, chưa gì bố mẹ tôi đã bảo mùng 1, mùng 2 đi chúc Tết rồi xem mắt một người trong làng rồi định ngày cưới trong năm nay. Tôi đã bình tĩnh phân tích với bố mẹ, tôi không muốn kết hôn với một người mà tôi không biết gì về họ. Nhưng bố tôi cho rằng tôi là phụ nữ, nếu không kết hôn thì làm gì bây giờ. Tôi thật sự tuyệt vọng với gia đình mình.”
Ảnh Baijihao
Gia đình vì chuyện này mà cãi vã, bố mẹ nói nhiều lời tổn thương, cô gái buồn chán thu dọn đồ đạc rồi ngày hôm sau rời đi, không muốn ở nhà đón Tết.
Trên đường trở lại ngôi nhà thuê, cô gái đã gửi một đoạn video lên mạng, mô tả trải nghiệm của mình, nói rằng bố mẹ cô không quan tâm đến cảm xúc của cô. Họ dường như chỉ xem cô như một quả bo.m nổ chậm trong nhà và sẵn sàng ấn cô cho bất kỳ người đàn ông nào đang có ý định kết hôn.
Cô gái không thể chịu đựng được nữa, cũng không muốn ở nhà tiếp tục khốn khổ nên bỏ nhà đi. Có lẽ bên ngoài sẽ yên tĩnh hơn, ít nhất không có ai thúc giục cô lấy chồng, cô có thể sống cuộc sống bình thường trong những ngày Tết.
Ảnh Baijihao
Về độ tuổi, cô gái cũng cho biết năm nay cô 28 tuổi, vừa mới tốt nghiệp cao học. Tuy nhiên công việc rất bận rộn, sống trong một thành phố lớn nhưng mối quan hệ của cô tương đối hẹp. Tính chất công việc cũng đặc biệt, ít tiếp xúc với người khác giới. Cho đến bây giờ cô vẫn chưa có bạn trai chính thức.
“Ngày xưa bố mẹ tôi sẽ ép cưới khi tôi về nhà, nhưng không gay gắt như những năm gần đây, trước đây chỉ phàn nàn nhưng bây giờ họ cảm thấy mỗi khi tôi phản đối là tôi kén chọn, bất hiếu.”
Chàng trai được bà mối giới thiệu làm việc ở quê quanh năm, học hết cấp 2, hai người không có gì để nói với nhau, không biết cuộc hôn nhân như vậy có ý nghĩa gì.
“Có lẽ trong mắt cha mẹ tôi, lớn lên người ta phải lấy chồng, nếu không lấy chồng sẽ là tội ác, ở trong làng sẽ xấu hổ, họ không hỏi tôi nghĩ gì, cảm thấy như thế nào, tôi thật sự tuyệt vọng.”
Hầu hết những mâu thuẫn giữa người trẻ và cha mẹ đều bắt nguồn từ vấn đề hôn nhân, ngày nay hầu hết mọi người đều kết hôn muộn. Các cô gái bây giờ cũng suy nghĩ độc lập, không muốn gò ép trong cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” như trước đây.
Nhưng mà nói lại, tùy từng vùng mà trải nghiệm lại khác nhau, bố mẹ ở quê đã lâu, chắc hẳn có mấy lời đồn đại, họ chịu đựng suốt năm này qua tháng nọ, rốt cuộc trút lên con mình.
Cũng có rất nhiều bậc cha mẹ đều bị ám ảnh bởi việc thúc giục hôn nhân, thậm chí có thể nói không có yêu cầu gì, chỉ cần là người khác giới, những thứ khác đều không quan trọng. Họ cho rằng chỉ cần lấy nhau là có thể tìm được bất cứ thứ gì mình muốn, sống tốt hay không không quan trọng, cho dù sau này có ly hôn thì cũng không sao, trước hết phải kết hôn cho đỡ mang tiếng. Suy nghĩ của những người trẻ thì khác, họ tìm kiếm một người nào đó cho đến hết cuộc đời, họ phải tìm một người mà họ cho là phù hợp và dễ kết thân hơn. Hôn nhân mù quáng còn tệ hơn là độc thân. Họ có trách nhiệm với người khác và với chính mình. Cô gái đăng trải nghiệm của mình lên mạng, cư dân mạng bàn tán rất nhiều, có người suy đoán khác, cảm thấy không chỉ là thúc ép hôn nhân mà có thể còn có nguyên nhân khác, nếu không ngày Tết ai lại rời nhà mà đi.
Khi nhà không còn là nơi bình yên để quay về, thật buồn khi phải rời đi, đón tết một mình. Nhưng cô gái cảm thấy dù buồn cũng sẽ dễ chịu hơn ở cùng một chỗ với bố mẹ, dù mỗi năm họ chỉ gặp nhau 1 lần.