Có ai đó từng nói rằng: Nếu muốn hủy hoại cuộc đời đứa trẻ, hãy đưa cho chúng chiếc điện thoại cả ngày. Thật vậy, tác hại khi trẻ chơi điện thoại có thể làm hỏng một đứa trẻ.

Sự ra đời của điện thoại thông minh rất hữu ích cho con người trong nhiều khía cạnh, trong đó có nhu cầu giải trí. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều trẻ em ngày này khó cưỡng lại sức hút của điện thoại di động. Tuy nhiên đi kèm vời sự tiện ích là những tác hại khi trẻ chơi điện thoại đã được cảnh báo. Một trong số đó là ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, khả năng nhận thức, cảm xúc, hành vi,…của trẻ

Nghiên cứu mới: Trẻ chơi điện thoại, xem ti vi nhiều, não ít chất trắng, chậm biết đọc, biết viết

1. Điện thoại di động ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của não bộ?

Mặc dù chơi các sản phẩm điện tử trong một thời gian dài không nhất thiết gây ra cận thị, nhưng tác hại khi trẻ chơi điện thoại, xem ti vi nhiều vẫn tồn tại và một trong những điều quan trọng nhất là gây bất thường cấu trúc não bộ.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí nhi khoa hàng đầu "JAMA Pediatrics", cho thấy thời gian trẻ em mẫu giáo sử dụng các sản phẩm điện tử tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển chất trắng trong não.

hình ảnh

hình ảnh

Theo đó, trẻ em 3-5 tuổi tiếp xúc màn hình điện tử quá thời gian khuyến nghị của của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mức độ phát triển sợi thần kinh của chất trắng càng thấp và cấu trúc càng không hoàn chỉnh.

Chất trắng có ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ, trình độ hiểu biết và nhận thức của trẻ. Trước đó, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng nhìn chằm chằm vào màn hình điện tử trong một thời gian dài sẽ gây ra những bất thường trong cấu trúc não của trẻ.

Kết quả cho thấy thời lượng xem màn hình điện tử như điện thoại di động tỷ lệ nghịch với tốc độ phản ứng, từ vựng và phát triển khả năng đọc viết của trẻ. Trẻ xem càng lâu, điểm số về những khả năng này càng thấp.

Theo một nghiên cứu khác của Viện Y tế Quốc gia (NIH), trẻ 9-10 tuổi dành hơn 7 giờ mỗi ngày để xem màn hình điện tử sẽ có dấu hiệu mỏng sớm của vỏ não và đạt điểm kém trong các bài kiểm tra ngôn ngữ và lý luận. Vỏ não là lớp ngoài cùng giúp xử lý thông tin về cảm giác.

Mặc dù nghiên cứu hiện tại chưa chứng minh thêm những thay đổi trong cấu trúc não sẽ có tác động tiêu cực đến trẻ em trong tương lai như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn là chơi với các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng trong một thời gian dài thực sự sẽ gây ra những bất thường trong phát triển não bộ của trẻ.

2. Điện thoại di động tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức, cảm xúc, trạng thái tinh thần và thể chất

hình ảnh

Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Calgary, Canada cho thấy thời gian trẻ 24 - 36 tháng xem điện thoại và các sản phẩm điện tử khác có tỷ lệ nghịch với kết quả bài kiểm tra sàng lọc về giao tiếp, thể thao, khả năng phối hợp tay mắt, kỹ năng giải quyết vấn đề và tương tác xã hội khi trẻ 36 – 60 tháng. Nói cách khác, trẻ dùng các sản phẩm điện tử càng lâu thì kết quả của các bài này càng thấp. Điều này chứng tỏ rằng, việc trẻ chơi các sản phẩm điện tử quá nhiều sẽ trì hoãn sự phát triển ngôn ngữ, khả năng vận động, kỹ năng xã hội và các kỹ năng khác.

Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học bang San Diego ở Hoa Kỳ cho thấy trẻ 2-17 sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu gây mất tập trung, suy giảm sức khỏe tâm thần, sự tò mò, khả năng tự kiểm soát. Đồng thời, sự ổn định về cảm xúc cũng suy giảm, hay cáu kỉnh, không thể hoàn thành các nhiệm vụ và có nhiều khả năng bị lo lắng hoặc trầm cảm. Thời gian xem màn hình điện tử tăng lên, xác suất bị lo lắng hoặc trầm cảm cũng tăng .

Một nghiên cứu gần đây của Viện Bệnh nhiệt đới và Sức khỏe cộng đồng Thụy Sĩ cho thấy trẻ 12-17 tuổi tiếp xúc quá lâu với màn hình điện tử sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng ghi nhớ.

Như vậy, việc trẻ sử dụng điện thoại di động nhiều và các sản phẩm điện tử khác không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ mà còn có tác động tiêu cực đến nhận thức của trẻ em, chỉ số cảm xúc, trạng thái tinh thần và khả năng thể chất của trẻ.

Nguồn: QQ