Phải chi chồng quan tâm đến vợ nhiều hơn thì những đứa con vẫn còn hơi ấm của mẹ.

Gần đây em thấy sự việc bé 7 tháng tuổi ở xứ Trung được chia sẻ khá nhiều. Con chưa biết nói, nhưng con cảm nhận được nỗi buồn khi không còn mẹ. Hàng đêm, bé 7 tháng tuổi vào phòng của mẹ, khóc tìm hơi ấm thân thương. Nhưng còn đâu nữa, mẹ con vì tinh thần u uất sau sinh, đã quẫn bách ra đi không lời trăn trối.

Tr.ầm c.ảm sau sinh đến giờ nhiều người vẫn chưa hiểu. Cứ bảo đó là dại dột, là người mẹ ích kỷ, không biết nghĩ đến con. Một số ông chồng còn nghĩ vợ làm mình làm mẩy, giở thói công chúa khó chiều sau sinh con. Mà có ngờ đâu, chính sự thiếu quan tâm, vô cảm từ người xung quanh đã đẩy những người mẹ đến bờ vực. Họ quẫn bách, họ vô vọng và quyết định kết thúc.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: QQ

Em sẽ kể sơ lại chuyện em bé 7 tháng tuổi cho những mẹ chưa biết, thật sự xót xa lắm. Chuyện này em cũng vô tình xem được trên trang nước ngoài. Ông bố trong câu chuyện hiện đang ở Quý Châu, xứ Trung. Anh ta đăng lên mạng một đoạn video con 7 tháng tuổi khóc đòi mẹ.

Theo nội dung video, vợ anh qua đời vì trầm cảm sau sinh khi con mới được 7 tháng. Đứa trẻ vẫn nhớ mỗi ngày được mẹ ôm vào lòng dỗ dành. Nên từ lúc mẹ mất, đêm nào con cũng đứng dưới cầu thang, ngước lên nhìn vào căn phòng của mẹ từng ngủ mà khóc tìm mẹ. Tiếng khóc non nớt của đứa bé khiến nhiều người không khỏi xót xa. Con ư a gọi mẹ, khóc hết nước mắt mà chẳng ai đáp lại con.

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt. Những năm gần đây, thông tin về những trường hợp quẫn bách do trầm cảm sau sinh không hề ít. Ngày 21/4/2019, tại Tứ Xuyên, xứ Trung, một bà mẹ 27 tuổi đã gieo mình xuống sông cùng con trai 4 tuổi và cặp song sinh 2 tuổi.

Sáng sớm ngày 19/11/2019, một bà mẹ 30 tuổi ở Sơn Đông đã cùng con trai 4 tháng tuổi gieo từ tầng 19 xuống. Tất cả đều vì tinh thần không ổn định sau sinh dẫn đến trầm cảm. Nhưng điểm chung là gia đình đã không kịp thời nhận ra và giúp đỡ cho những người mẹ ấy.

Vóc dáng và nội tiết của phụ nữ trước và sau khi sinh con sẽ có những thay đổi to lớn, nguy cơ trầm cảm sau sinh cũng rất cao. Trong khoảng thời gian này, những người xung quanh cần thấu hiểu và quan tâm nhiều hơn.

Nếu có môi trường sống thoải mái, không khí gia đình tốt thì dù có bị trầm cảm sau sinh cũng không kéo dài. Ngược lại, thiếu người quan tâm, thấu hiểu sẽ gây tổn thương nặng nề, thậm chí dẫn đến những bi kịch khó lường.

Trầm cảm sau sinh không phải giở thói công chúa mà là một căn bệnh

Do tính đặc thù nên không phải ai cũng hiểu được về trầm cảm sau sinh. Nhiều người chỉ nghĩ những người mẹ sau sinh cáu gắt, lầm lì hoặc đổi tính nết chỉ vì muốn được quan tâm, giở thói công chúa. Nhưng thật sự, tâm lý của họ đang gặp vấn đề, có thể chính họ cũng không biết.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: ichef

Rõ ràng là người vợ đã dễ bị tổn thương, nhưng người chồng và các thành viên khác trong gia đình lại bỏ qua hoặc chì chiết, điều này thường là khởi đầu của bi kịch.

Phụ nữ sau khi sinh thường rất yếu về thể lực. Lượng hormone dao động quá nhiều cộng với tình trạng thiếu ngủ do con quấy khóc, ăn đêm khiến họ dễ nhạy cảm, dễ cáu gắt, bi quan, tâm lý không ổn định.

Mặt khác, sau khi sinh, cơ thể sồ sề, da dẻ sạm đi, các bà mẹ sau sinh có xu hướng mất tự tin vào bản thân. Lo lắng không có thu nhập hoặc gặp nhiều tình huống khác nhau sau khi quay trở lại nơi làm việc cũng dễ bị trầm cảm sau sinh.

Ngoài ra, mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu và việc điều chỉnh trọng tâm mối quan hệ vợ chồng dễ khiến mẹ sau sinh kiệt sức, khó ứng phó. Mất cảm giác kiểm soát bản thân và cuộc sống là một thử thách tâm lý lớn mà các bà mẹ sau sinh phải đối mặt. Đồng thời cũng là một trong những yếu tố dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh, cần nhất sự thấu hiểu của gia đình

Người mẹ bị trầm cảm sau sinh rất dễ bị lệch lạc về nhận thức. Thường vì một chút chuyện vặt vãnh mà phóng đại vô hạn, rơi vào tâm trạng suy sụp. Lúc này rất cần những người thân trong gia đình bao dung, chấp nhận tính khí thất thường của họ. Chứ không phải trách người mẹ giở thói công chúa, không biết cư xử.

Thực tế không thể xem thường vai trò của các thành viên trong gia đình. Nếu khó khăn của mẹ sau sinh được hỗ trợ kịp thời, mọi người cùng nhau đối mặt và gánh vác thì mẹ sẽ dần thả lỏng và cải thiện tâm trạng lo lắng.

Vai trò của người chồng rất quan trọng, là chỗ dựa cho người vợ, là sợi dây gắn kết vợ và những người thân. Một người chồng bao dung, nhẫn nhịn là liều tốt để vợ bớt căng thẳng, áp lực.

Với một mối quan hệ gia đình tốt đẹp và một người chồng tốt, phụ nữ có nhiều khả năng được chữa khỏi chứng trầm cảm sau sinh. Khi một người đàn ông chăm sóc tốt cho vợ của mình, tức là anh ấy đang bảo vệ tương lai của con cái và vận mệnh của một gia đình.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: QQ

Can thiệp sớm là cách tốt nhất để chữa bệnh

Nhiều bà mẹ sẽ đọc những cuốn sách nuôi dạy con có liên quan trước và sau khi mang thai để tìm hiểu về con mình. Trên thực tế, ngoài chăm con, mẹ nên hiểu những thay đổi và vấn đề mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn này.

Bị trầm cảm sau sinh, nếu có những kiến ​​thức cơ bản nhất định, mẹ có thể nhận ra vấn đề của bản thân. Từ đó có hướng điều trị kịp thời. Một cư dân mạng nói rất hay “phụ nữ hãy tự cứu mình trước”.

Nếu các mẹ cảm thấy chán nản và lo lắng trong hơn 2 tuần sau khi sinh, các mẹ cần đi khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán. Thông thường, đối với chứng trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ thường khuyên nên điều chỉnh tâm lý. Nếu mức độ nặng, thậm chí có ý định quẫn bách, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng liều chống trầm cảm.

Mặt khác, hãy trò chuyện nhiều hơn, nhờ sự trợ giúp nhiều hơn từ gia đình. Nếu quá khó chịu, hãy gửi con cho chồng trông hộ rồi dành thời gian cho bản thân một chút. Nếu một người ngày nào cũng xoay quanh con cái và việc nhà, lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác thì rất dễ rơi vào vòng lo lắng bất tận.

Các mẹ có thể dành phần lớn thời gian cho gia đình, nhưng đừng bao giờ quên dành một chút thời gian cho bản thân. Vì ngoài vai trò người vợ, người mẹ, người con dâu thì trước hết các mẹ hãy là chính mình. Vì vậy, trầm cảm sau sinh không có gì đáng sợ, chỉ cần các mẹ nhìn thẳng vào nó, cố gắng tìm cách giải quyết và cải thiện từng bước, chắc chắn mọi thứ sẽ qua.