Dân gian cho rằng trứng ngỗng rất tốt cho bà bầu, giúp sinh con khỏe đẹp, thông minh. Tuy nhiên, thực tế không có một công trình nghiên cứu hay tài liệu nào ghi chép về tác dụng này.

Theo quan niệm dân gian, mẹ bầu ăn trứng ngỗng để con thông minh và khỏe mạnh hơn, vì vậy nên dù nhiều người cảm thấy trứng ngỗng rất ngán và khó ăn nhưng vẫn cố gắng để ăn. Hầu như trong quan niệm của người Á Đông, những thực phẩm càng to thì lại càng mang nhiều lợi ích. Chẳng hạn người Việt thì cho rằng ăn trứng ngỗng trong thời kì mang thai thì sẽ sinh ra con trắng trẻo, khỏe mạnh, thông minh...

Người Trung Quốc thì lại cho rằng, bà bầu ăn trứng ngỗng để tránh hậu sản sau sinh cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là các vấn đề về da của em bé như bệnh vàng da, chàm, nổi ban đỏ... Mẹ bầu sinh sống ở Trung Quốc cũng bị ép ăn trứng ngỗng không thua gì mẹ Việt. Dân gian thường cho rằng, mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh. Một số bà mẹ bầu dù rất ngán loại trứng này nhưng vì con nên vẫn cố gắng "ăn lấy ăn để".


Tuy nhiên,Ruan Guangfeng, CEO của Trung tâm trao đổi thông tin thực phẩm và dinh dưỡng Kexin, Bắc Kinh, Trung Quốc đã chỉ ra rằngtình trạng da ở trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của bà bầu khi mang thai hoặc các yếu tố như di truyền, nồng độ hormone và môi trường bên ngoài. Không hẳn ăn trứng ngỗng trong thai kỳ thì sau này sinh ra sẽ không có.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng ngỗng có trọng lượng khoảng 300gr, nặng gấp 3 lần quả trứng vịt và 4 lần so với quả trứng gà. Thực ra thì thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng ít hơn nhiều so với trứng gà. Và thịt ngỗng cũng không thể so với thịt gà được.

hình ảnh

Một quả trứng ngỗng có chứa khoảng 13.5% protein, 0.33mg % vitamin A, 13.2% lipid, 0.10mg % B1 và khoảng 0.3mg % vitamin B2. Với tỉ lệ dinh dưỡng như thế này thì không bằng dinh dưỡng trong 1 quả trứng gà. Lượng protein thấp hơn, vitamin A cũng chỉ bằng 1 nửa so với trứng gà trong khi đó vitamin A rất cần thiết cho bà bầu. Nếu nói bàbầu ăn trứng ngỗng để con thông minhthì có vẻ như ăn trứng gà hợp lý hơn vì trọng lượng ít hơn mà hàm lượng dinh dưỡng lại nhiều hơn.

Các chuyên gia cho rằng bầu ăn trứng ngỗng để bổ con trong bụng là không có căn cứ. Trứng ngỗng có chứa nhiều cholesterol và thành phần lipid cao – hai loại chất này không tốt cho hệ tim mạch và sức khỏe của người mang thai bị béo phì, thừa cân, tiểu đường, rối loạn lipid máu hoặc cao huyết áp…Ăn trứng ngỗng sẽ gây khó tiêu. Một quá trứng ngỗng cũng khá nhiều cho nên việc ăn trứng ngỗng sẽ khiến các mẹ bầu ngán ăn các loại thức ăn khác trong bữa.

Dù rất bổ dưỡng nhưng trứng ngỗng chứa hàm lượng cholesterol khá cao.Hiệp hộiTim mạchHoa Kỳ đã khuyến cáo một người chỉ nên hấp thụ ít hơn 300mg cholesterol mỗi ngày. Một quả trứng ngỗng có đến 1.227mg cholesterol. Với hàm lượng này, các chuyên gia khuyên mẹ bầu ăn trứng ngỗng không quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng tiêu cực đếnsức khỏe tim mạch.

hình ảnh

Tuy nhiên, theo dân gian thì có bầu ăn trứng ngỗng sẽ khiến cho thai nhi thông minh hơn. Vì vậy mà việc ăn trứng ngỗng như là một phong tục. Dù biết trứng ngỗng không có nhiều dinh dưỡng như trứng gà những các bà bầu vẫn cố gắng ăn để chiều lòng các cụ. Thế nên nếu ở trong tình thế bắt buộc, dĩ hòa vi quý, mẹ bầu lưu ý là trứng ngỗng chỉ nên ăn khi mang tháng ở tháng thứ 4, còn thời gian đầu mang thai thì không nên ăn. Giai đoạn đầu thai kỳ rất quan trọng, thai nhi mới đặt nền móng đầu tiền cho sự hình thành và phát triển cho nên việc ăn trứng ngỗng không phù hợp. Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô dáo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng. Trứng ngỗng không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nó có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh và lây sang cho mẹ bầu gây ảnh hưởng đến thai nhi.

hình ảnh

Trứng ngỗng cũng chỉ là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp protein. Để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não, mẹ không chỉ ăn trứng mà cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách. Trong 3 giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), nhất là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo... cần cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ có con thông minh. Vì vậy mà nếu các mẹ không thích mùi vị của trứng ngỗng thì cũng đừng ép mình phải ăn. Trí thông minh của con phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thai giáo, dinh dưỡng... chứ không hẳn là ăn trứng ngỗng. Ngoài ra, trứng ngỗng và trí tuệ của em bé không có gì liên quan đến nhau, trừ việc các em bé thông minh sẽ rất ngại xơi trứng ngỗng trong bài làm của mình.