Thấy ông bố quá lo lắng, người mẹ đùa một câu “không phải con của anh”. Ông bố ấm ức đưa con đi xét nghiệm AND. Kết quả khiến vợ chồng chết lặng.

Câu đùa của người vợ đã thôi thúc người chồng đưa con đi xét nghiệm ADN. Đưa con đi xét nghiệm ADN mới biết không phải con ruột không những giải tóa được nỗi hoài nghi trong lòng ông bố bấy lâu mà còn phát hiện ra sự thật động trời: Đứa con nuôi 2 năm trời không phải con ruột của vợ chồng.

hình ảnh

Ảnh minh họa: Internet

Anh Mạnh (bút danh) có con trai đầu lòng ở tuổi 32 sau nhiều năm hiếm muộn. Bởi vì vợ anh rất khó mang thai. Do đó, ngày đứa trẻ chào đời, anh vô cùng hạnh phúc khi được lên chức bố. Anh cảm thấy thời gian mỗi ngày ở bên con dường như không đủ.

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay nhìn đứa trẻ rồi nói rằng “Anh vừa mắt 2 mí, vừa sống mũi cao nhưng con anh chỉ mắt 1 mí, sống mũi bị gãy. Tiếc là nó không được thừa hưởng những nét đẹp này”.

Anh Mạnh cũng chỉ nghe rồi bỏ ngoài tai. Anh cũng chỉ nghĩ rằng do đứa trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên những đường nét trên gương mặt có thể chưa rõ. Do đó, anh không quan tâm mọi người nhận xét thế nào. Nhưng mãi cho đến khi đứa trẻ lên 2, anh vẫn nghe nhiều người nói không giống anh. Lúc đó, anh mới sinh nghi nên nói với vợ về điều đó.

Nhìn thấy người chồng quá lo lắng, người vợ mới đùa 1 câu “không phải con anh đâau. Đó là lỗi của em khi giấu anh quá lâu”. Nhìn sắc mặt ông chồng quá nghiêm túc, người vợ liền bật cười, giải thích “em chỉ đang đùa thôi mà”.

Dù vợ chỉ giỡn nhưng ống bố quyết định đưa con đi xét nghiệm ADN để giải tỏa nghi ngờ của mình. Chỉ bằng cách đó, anh mới thấy lòng được thoải mái.

Anh Mạnh như thể không tin vào mắt mình khi nhìn thấy tờ kết quả xét nghiệm quan hệ cha con. Kết quả cho thấy anh và con không cùng quan hệ huyết thống. Ông đùng đùng nổi giận về nhà hỏi vợ cho ra lẽ. Người vợ chết lặng trước kết quả. Chị cũng quyết định đi làm xét nghiệm AND cho con và mình. Thật không ngờ, lần này người mẹ và đứa trẻ không có quan hệ huyết thống. Điều này cũng đồng nghĩa đứa trẻ đều không phải con ruột của anh Mạnh hay vợ anh. Họ bàng hoàng về kết quả ADN đứa con nuôi 2 năm trời không cùng máu mủ. Họ tự hỏi chuyện gì đang xảy ra.

Vợ chồng anh Mạnh quyết định trở về bệnh viện, nơi đứa trẻ được sinh ra. Được sự phối hợp của bệnh viện, họ biết được rằng ngày hôm đứa trẻ chào đời, y tá đã trao nhầm con. Với sự giúp đỡ tích cực của phía bệnh viện, cuối cùng vợ chồng anh Mạnh đã tìm thấy đứa con ruột của mình.

Chuyện trao nhầm con như câu chuyện của anh Mạnh không phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều vụ việc tương tự đã từng được báo đài, ti vi đưa tin. Sự cố trao nhầm con không chỉ gây hại đối với gia đình các bên mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của đứa trẻ. May mắn là đứa con của anh Mạnh chỉ mới 2 tuổi nên nên sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống tương lai của đứa trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ chỉ phát hiện bị trao nhầm gia đình khi chúng lớn lên. Khi đó, mối quan hệ của chúng đã đã khăng khít và có sự gắn bó sâu sắc với cha mẹ nên việc trao trả về đúng gia đình có thể gây khó khăn cho chúng trong việc thích nghi. Hơn nữa, còn liên quan đến rất nhiều vấn đề rắc rối giấy tờ, nuôi dưỡng,… Do đó có thể dẫn đến tranh chấp giữa hai gia đình.

Để tránh sự cố trao nhầm con, mẹ nhớ lưu ý những điều sau đây:

1. Nên sinh trong phòng đơn

Trước đây, nhiều bệnh viện sắp xếp 2 sản phụ ở cùng một phòng sinh. Mặc dù bây giờ khá hiếm nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận xác nhận xem có phải mẹ được sinh trong phòng đơn hay không. 

2. Thông tin trên vòng đeo tay

hình ảnh

Kiểm tra cẩn thận thông tin trên vòng đeo tay của trẻ để tránh sự cố trao nhầm con - Ảnh minh họa - wellheart

Bệnh viện sẽ chuẩn bị vòng đeo tay cho mẹ và bé. Trên đó có ghi thông tin như tên, tuổi, ngày sinh, cân nặng,… Cha mẹ nên dựa vào vòng đeo tay này để xác định có đúng phải con mình không. Nhờ đó có thể tránh việc nhận nhầm con.

3. Bố hoặc mẹ đi cùng khi y tá vệ sinh trẻ

Sau khi em bé chào đời, y tá sẽ bế trẻ đi vệ sinh cơ thể, kiểm tra sức khỏe tổng quát,… Tốt nhất cha, mẹ hoặc người nhà nên theo cùng.  

Một số trẻ có thể không giống cha mẹ nhưng giống ông bà. Ông bố không nên nghi ngờ sau khi nghe người khác nói rồi làm xét nghiệm ADN. Nó cho thấy bố không tin tưởng mẹ, khiến mẹ tổn thương.

Nguồn: Sohu