Với những em bé đặc biệt, sự kỳ vọng của cha mẹ thường đặt vào việc tạo ra một môi trường bình thường cho con, để con có thể đồng hành cùng bạn bè, vững vàng trên con đường tương lai.

Nhưng đôi khi niềm tin đặt nằm chỗ, chẳng ai ngờ đứa con bé bỏng của mình khi được gửi đến trường lại bị đối xử không giống như bình thường. Chẳng hạn trường hợp một bé 8 tuổi mới đây ở Đà Nẵng.

Em đọc trên VTC thì chị Trần Ngọc Gia H. (Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, gia đình đã trình báo cơ quan chức năng đề nghị điều tra, xử lý hành vi của cơ sở nuôi dạy trẻ đặc biệt Cầu Vồng, số 83, Tôn Quang Phiệt, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Theo chị H.., con của chị là  bé L.T.K.N. (8 tuổi) bị tự kỷ tăng động rối loạn ngôn ngữ. Gia đình gửi cháu tại cơ sở giáo dục đặc biệt Cầu Vồng.

hình ảnh

Phụ huynh đính kèm thêm nhiều video quay lại cảnh cô giáo dùng tay tác động lên đầu trẻ, lấy chăn đẩy vào miệng cháu…(Ảnh TTO)

Thời gian gần đây, thấy cháu N. sau khi đi học về có nhiều vết bầm tím bất thường nên gia đình đến gặp cô giáo, yêu cầu được trích xuất camera để xem lại.  Theo hình ảnh camera ghi lại, liên tục trong ngày 27/2, cháu N. bị bảo mẫu kéo tóc, đá.nh đ.ập. Thậm chí, khi cháu N. khóc quấy thì cô giáo này lấy chăn trùm kín mặt, đe nẹt để cháu… bớt khóc. Được biết mức học phí ở đây là 6 triệu đồng một tháng.

Cũng theo VTC, một đoạn clip ghi lại khi thấy cháu N. bị bạn học t.át vào mặt thì cô giáo đứng bên cạnh còn vỗ tay, xoa đầu, cổ vũ: “Đúng rồi con, táng nó đi con, giỏi quá”. Quá bức xúc, người mẹ đăng hình ảnh, clip lên trang mạng xã hội kêu cứu, đồng thời trình báo cơ quan chức năng.

Em đọc trên TTO thì ngay sau khi tiếp nhận thông tin, phường An Hải Bắc cùng quận Sơn Trà đã thành lập đoàn xuống kiểm tra. Chủ cơ sở Cầu Vồng thừa nhận sự việc cháu bé bị tác động như trong video là đúng sự thật. Cô giáo có hành động không đẹp bị phụ huynh phản ánh là một cô thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi quá áp lực đã dẫn đến những hành động không đúng.

hình ảnh

Thậm chí khi N. khóc ré, bảo mẫu này lại lấy chăn trùm lên mặt đồng thời đe nẹt để cháu bớt khóc (Ảnh TNO)

Cũng trên TTO, bà Lê Thị Bích Thuận, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, cho biết chi nhánh Cầu Vồng thuộc Viện Nghiên cứu tâm lý giáo dục đặc biệt. Đơn vị này không do Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cấp phép và quản lý, tuy nhiên lại đang tổ chức các hoạt động liên quan đến trẻ mầm non và học sinh.

Tối 1/3, UBND quận Sơn Trà đã có báo cáo xử lý ban đầu về thông tin này. "Đến nay, cơ sở này chưa được cấp phép thành lập và hoạt động giữ trẻ tại địa chỉ 83, đường Tôn Quang Phiệt của các cơ quan chức năng", báo cáo nêu rõ. Về thông tin nghi bạo hành trẻ được công dân phản ánh trên mạng xã hội, qua kiểm tra thông tin ban đầu và theo bà Hậu trình bày, việc nhận giữ trẻ tại cơ sở được cá nhân tự ý tổ chức và thuê một số người tham gia giữ trẻ từ ngày 20/2, số trẻ dao động 5-8 trẻ/ngày. Ngoài ra, UBND quận Sơn Trà cũng chỉ đạo UBND P.An Hải Bắc khẩn trương kiểm tra, xác minh việc thu nhận trẻ tại địa chỉ số nhà 83 đường Tôn Quang Phiệt, khi cơ sở chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định. UBND quận Sơn Trà cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn phường; kịp thời kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, không để xảy ra các vụ việc tương tự.

hình ảnh

Theo báo cáo của UBND P.An Hải Bắc, đến nay cơ sở vẫn chưa được cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng cấp phép thành lập và hoạt động giữ trẻ tại địa chỉ 83 đường Tôn Quang Phiệt (Ảnh TNO)

Trong vụ việc này, nếu phụ huynh không nhận thất những bất thường ở con con và không đòi xem camera thì thật sự rất khó phát hiện. Theo KidHealth, trẻ em và thanh thiếu niên tự kỷ có thể không nói cho cha mẹ, người giám hộ biết rằng chúng đã bị tấn công. Điều này có thể là do trẻ:

  • Mặc định cha mẹ đã biết chuyện
  • Không có khả năng biểu đạt ngôn ngữ để nói chuyện gì đã xảy ra
  • Không hiểu rằng những gì đã xảy ra với trẻ là sai
  • Cảm thấy rằng người đã tấn công chúng là một người bạn thân
  • Trẻ nghĩ rằng trẻ phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra
  • Trẻ được yêu cầu giữ bí mật về việc đã xảy ra

Trẻ tự kỷ và thanh thiếu niên cũng có thể phải mất một thời gian dài mới hiểu được ý nghĩa của điều gì đó đã xảy ra với chúng.

Nhưng nếu con bạn không hoặc không thể nói cho bạn biết rằng có điều gì đó đã xảy ra, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu, bao gồm các dấu hiệu thực thể và những thay đổi trong cảm xúc hoặc hành vi của trẻ tự kỷ và thanh thiếu niên.

Nếu con bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu được liệt kê dưới đây, điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng đã gặp vấn đề gì đó bên ngoài. Hành vi của con bạn có thể thay đổi vì nhiều lý do, nhưng điều quan trọng là phải xem xét khả năng trẻ bị tấn công. Điều quan trọng nữa là phải tin vào bản năng làm mẹ.

Dấu hiệu ở trẻ tự kỷ 0-11 tuổi

Thay đổi cảm xúc, bao gồm kích động hơn, hung hăng hoặc hiếu động hơn, lo lắng hoặc cáu kỉnh hơn, im lặng hoặc xa cách hơn bình thường và không bắt đầu tương tác xã hội thường xuyên.

Những thay đổi trong hành vi: Không thể làm những việc mà trước đây chúng có thể làm hoặc dường như bị thụt lùi trong quá trình phát triển của mình – ví dụ, chúng ngừng sử dụng nhà vệ sinh hoặc bắt đầu nói giọng trẻ thơ. Thực hiện hành vi lặp đi lặp lại, tự xoa dịu hoặc tự gây tổn thương cho bản thân hơn - ví dụ: lắc lư, chạm vào da hoặc kéo tóc. Không có hứng thú chơi, gặp vấn đề khi ngủ

Dấu hiệu ở thanh thiếu niên tự kỷ

Thay đổi cảm xúc: Hung hăng hoặc có vẻ tức giận mà không có lý do rõ ràng; yên tĩnh hoặc xa cách hơn bình thường và không bắt đầu tương tác xã hội thường xuyên; kích động hơn hoặc hiếu động hơn; thờ ơ hơn bình thường.

Những thay đổi trong hành vi: Không thể làm những việc mà trước đây chúng có thể làm hoặc dường như quá trình phát triển của chúng bị thụt lùi – ví dụ, chúng bắt đầu nói giọng trẻ con. Thực hiện hành vi lặp đi lặp lại, tự làm dịu hoặc tự gây tổn thương cho bản thân hơn - ví dụ: lắc lư, chạm vào da hoặc kéo tóc. Có xu hướng ăn mặc khác biệt, bắt đầu gặp vấn đề với đồ uống có cồn hoặc các loại chất khác. Ăn nhiều hơn hoặc biếng ăn, có vấn đề về giấc ngủ, có ý nghĩ tự hại mình.

Những thay đổi trong trường học và đời sống xã hội: Dành nhiều thời gian cho riêng mình hơn bình thường; tránh mặt những người hoặc địa điểm cụ thể, chẳng hạn như nhà một người bạn hoặc một nhóm thể thao; trốn tránh các hoạt động hoặc sự kiện mà trước đây trẻ yêu thích; học kém hơn.