Đến nay, đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Áp dụng cho đối tượng là trẻ em từ 0-10 tuổi và hoàn toàn miễn phí.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Healthcare)

Theo Cục Y tế Dự phòng, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tiêm giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lao, Viêm gan B, Bạch hầu – ho gà – uốn ván, Bại liệt, Hib (Haemophilus influenzae Type b), Rotavirus, cúm, sởi, quai rubella, các bệnh do phế cầu khuẩn, viêm màng não mủ, Viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, HPV (Human papilloma virus)…

Chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Các mũi tiêm phòng mở rộng

Đến hiện tại ở nước ta, đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em (phụ nữ mang thai) được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.

hình ảnh

Ảnh Sở Y tế TPHCM

Các mũi tiêm phòng mở rộng bao gồm danh mục như sau:

Vắc xin phòng bệnh lao phổi: Cần được tiêm càng sớm càng tốt, tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

Vắc xin viêm gan B:  Tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh

Vắc xin bạch hầu: Vắc xin 5 trong 1 phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin này được tiêm 3 mũi khi trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi

Vắc xin phòng bệnh ho gà: Vắc xin 5 trong 1 phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin này được tiêm 3 mũi khi trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi

Vắc xin phòng bệnh uốn ván: Vắc xin 5 trong 1 phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin này được tiêm 3 mũi khi trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi

Vắc xin phòng bệnh bại liệt: Uống 3 liều vào lúc trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc tiêm khi trẻ được 5 tháng và 9 tháng tuổi

Vắc xin phòng viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib: Vắc xin 5 trong 1 phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin này được tiêm 3 mũi khi trẻ đủ 2,3,4 tháng tuổi

Vắc xin sởi: Mũi thứ 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin phòng rubella: Hiện nay đã có vắc xin phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho vắc xin sởi đơn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

Vắc xin viêm não Nhật Bản: Mũi thứ 1 khi trẻ được 1 tuổi; mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tuần và mũi thứ 3 cách mũi thứ hai 1 năm

Vắc xin bệnh tả (áp dụng cho vùng có nguy cơ cao)

Vắc xin phòng thương hàn (áp dụng cho vùng có nguy cơ cao)

Ngoài ra, trong chương trình tiêm chủng mở rộng còn có vắc xin phòng uốn ván dành cho phụ nữ mang thai. Lịch tiêm vắc xin được quy định cụ thể theo từng độ tuổi của bé. Địa điểm tiêm tại các trạm y tế xã, phường trên các địa phương trong cả nước và hoàn toàn miễn phí.

hình ảnh

Ảnh Sở Y tế TPHCM

Những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng

Điều rất quan trọng là cung cấp cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lịch sử tiêm chủng và cho con tiêm chủng theo khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng lịch theo khuyến nghị rất quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của vắc xin trong hầu hết các trường hợp là nhẹ và tạm thời. Các tác dụng phụ điển hình của việc tiêm chủng bao gồm cảm giác khó chịu ở chỗ tiêm, có thể hơi đỏ và sưng lên. Sốt nhẹ và tình trạng khó chịu nói chung có thể xảy ra với một số loại vắc xin. 

Mặc dù phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp. Cập nhật cho nhóm chăm sóc sức khỏe của con về bất kỳ dị ứng nào mà chúng có thể mắc phải cũng như tất cả các loại thuốc theo toa hiện tại và các chất bổ sung không kê đơn.

hình ảnh

Ảnh BJH

Hầu hết trẻ em nên tuân theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị nêu trên. Một số trường hợp ngoại lệ có thể bao gồm:

  • Nếu trẻ đã dành thời gian ở nước ngoài, nơi thực hành tiêm chủng khác với trong nước. Hoặc nếu con đã bỏ lỡ một số lần tiêm chủng định kỳ, cha mẹ nên trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con để có thể bắt kịp lịch tiêm chủng.
  • Nếu dịch bệnh bùng phát, chuyên gia chăm sóc sức khỏe của con có thể khuyên nên tiêm một hoặc nhiều liều vắc xin cụ thể để bảo vệ.

Nếu trẻ có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim mãn tính, bệnh phổi mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, cần cung cấp thông tin cụ thể trước khi tiến hành tiêm chủng

Khuyến nghị về vắc-xin có thể khác nhau đối với trẻ em tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.

Nếu trẻ có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nhất định, cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ nhi khoa để xác định loại vắc xin nào phù hợp cho con.

Sau tiêm phòng cho trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.

Khi về nhà cần tiếp tục theo dõi sau tiêm phòng cho trẻ ít nhất trong vòng 24 giờ sau tiêm các dấu hiệu: Tinh thần, ăn ngủ, thở, nốt phát ban trên da, triệu chứng tại chỗ tiêm, toàn trạng...

Luôn bên cạnh trẻ 24/24h, kiểm tra thường xuyên trẻ đặc biệt là về ban đêm. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ tăng cường ăn sữa mẹ và uống nước nhiều hơn, cho trẻ ăn đủ bữa, đủ số lượng

Không chạm, đè vào chỗ tiêm. Nếu tại chỗ vết tiêm sưng, đỏ có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng cho trẻ. Không xoa dầu, chườm nóng hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng tại chỗ tiêm. Nếu quầng đỏ tiếp tục to lên  > 2cm, cứng, nóng cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Tiêm chủng là quyền lợi mà mỗi trẻ em khi sinh ra được hưởng do nhà nước quy định. Việc tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh các kháng thể chống lại sự tấn công của nhiều loại virus có hại, phòng ngừa bệnh tật sau này.