Coi trọng thành tích học tập là căn bệnh trầm kha có thể vô tình hủy hoại cuộc sống và tương lai của đứa trẻ. 

Nhiều giáo viên, phụ huynh coi trọng thành tích học tập, tập trung phát triển trí tuệ cho trẻ mà quên dạy con cách tu dưỡng nhân cách. Kết quả là tạo ra những đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc nhưng chỉ biết làm bạn với sách vở, không biết ứng xử tử tế với người xung quanh, thiếu các kỹ năng xã hội, 

Thực tế cho thấy khi trẻ lớn lên, chỉ cần siêng năng, chăm chỉ là có thể cải thiện kết quả học tập nhưng nhân cách không rèn giũa từ nhỏ sẽ khó uốn nắn khi trưởng thành; Có thể biến trẻ thành một người đi ngược lại với các chuẩn mực xã hội, dễ lạc lõng và bị xa lánh trong cộng đồng. Theo đó, trẻ khó có thể có cuộc sống bình thường hay gặt hái thành tựu trong cuộc sống.

hình ảnh

Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Dale Carnegie từng tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi với đối tượng là những người nổi tiếng trong các giới và phát hiện ra một kết quả tương đồng: Người thành công chỉ có 15% là dựa vào các kỹ năng nghề nghiệp, 85 % là dựa vào sự tu dưỡng nhân cách. Điều đó cho thấy chỉ số cảm xúc EQ bao giờ cũng quan trọng hơn chỉ số trí tuệ IQ.

Vậy nên, coi trọng thành tích học tập, quan tâm điểm số là sai lầm lớn nhất trong giáo dục gia đình lẫn giáo dục học đường. Câu chuyện xảy ra tại một buổi họp phụ huynh đáng để chúng ta suy ngẫm.

Trong lớp, Minh Minh là học sinh có điểm kém nhất và thường xếp hạng cuối lớp. Tại buổi họp phụ huynh cuối năm, sau khi thông báo kết quả học tập, cô giáo chủ nhiệm nói: "Tiếp theo, mời phụ huynh của học sinh xếp hạng cuối lớp chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dạy con để các phụ huynh khác rút kinh nghiệm và tránh mắc lỗi tương tự".

hình ảnh

Điều này làm nhiều phụ huynh ngạc nhiên vì thường chỉ có các bố, mẹ có con đạt thành tích học tập tốt mới chia sẻ kinh nghiệm thôi. Mặt khác, không ai yêu cầu phụ huynh có con xếp hạng cuối lớp lên phát biểu, đó chẳng khác gì “bêu rếu”, xúc phạm họ.

Mặc dù rất không hài lòng trước đề nghị của giáo viên nhưng người mẹ vẫn tự tin thể hiện quan điểm dạy con của mình trước mọi người. 

"Thành tích học tập của con trai tôi thực sự chưa tốt nhưng ở nhà nó là đứa trẻ chăm chỉ. Nó cũng là một đứa trẻ tốt bụng. Mỗi lần hai mẹ con đi chợ, nó đều mua giúp ít rau củ cho bà cụ bán rau để bà có thể về sớm. Nó rất siêng năng. Sau khi làm bài tập về nhà cô cho, bao giờ nó cũng dành thời gian giúp mẹ giặt quần áo hay vệ sinh nhà cửa. Nó rất hiếu thảo, luôn biết mẹ phải cố gắng kiếm tiền mới đủ chi tiêu trong nhà nên không bao giờ đòi hỏi mẹ phải mua cho mình bất cứ thứ gì. Mỗi tối, nó còn mát-xa để mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi.

Con trai tôi tuy xếp hạng cuối lớp nhưng đó chỉ là kết quả tạm thời. Tôi tin rằng với nhân cách tốt đẹp, nó sẽ vững bước trên con đường tương lai”.

hình ảnh

Ngay khi mẹ Minh Minh dứt lời, tất cả phụ huynh đều đứng dậy và vỗ tay rất lâu. Riêng cô giáo chủ nhiệm cúi đầu có phần hổ thẹn.

Là giáo viên hay cha mẹ cũng phải nhớ rằng, thành tích không phải là thước đo tương lai của trẻ.

Nguồn bài và ảnh: kknews