Chắc hẳn là ai trong số chúng ta cũng đều thuộc lòng câu nói: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" các chị nhỉ. Cá nhân em luôn ủng hộ các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú sau đó. Thế nhưng khi đứa trẻ lớn đến một thời điểm nhất định, mẹ bắt buộc phải cai sữa giúp con được ăn thêm nhiều các loại thực phẩm khác để bé phát triển tốt nhất.


Hôm vừa rồi em có đọc được câu chuyện của một bà mẹ người Australia, dù con đã được 8 tuổi nhưng vẫn được mẹ cho bú hàng ngày. Một bà mẹ người Anh khác còn quay clip và đăng lại những hình ảnh cho cậu con trai 4 tuổi bú sữa mẹ với mục đích khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt.


Thú thật là nhìn hình ảnh một cậu con trai đã lớn rồi mà vẫn còn bú mẹ em cảm thấy nó không bình thường chút nào các chị ạ.


Hồi xưa con em được 2 tuổi thì em cũng bắt đầu cai sữa cho con. Khi ấy, em cũng đã tìm gặp bác sĩ để xin tư vấn. Bác sĩ khuyên em như thế này: Việc cho con bú sữa mẹ là rất cần thiết, nhất là những năm đầu đời. Nhưng các mẹ chỉ nên cho trẻ bú đến 2 tuổi là tốt nhất. Sau 2 tuổi, các răng của trẻ lúc này đang trong quá trình mọc, đồng thời lúc này trẻ đòi hỏi những nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn nên cần cho trẻ ăn các loại thức ăn đa dạng. Nếu chúng ta để cho trẻ bú thời gian dài dẫn đến bản thân đứa trẻ không tự lập và sẽ không biết ăn các loại thức ăn khác. Việc cho bú dài sẽ khiến trẻ luôn tìm đến tìm ti mẹ, khiến trẻ hạn chế trong hòa nhập cộng đồng.


Ngoài ra, theo bác sĩ, việc cho trẻ bú sữa mẹ sau 2 tuổi cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá để biết được từ giai đoạn này sữa mẹ có tốt hay không và có còn nhiều chất dinh dưỡng hay không.


Hơn thế, nếu một em bé 3 - 4 tuổi trở đi mà vẫn đòi bú mẹ thì công việc của mẹ cũng trở nên bận bịu hơn rất nhiều, lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến các thành viên trong gia đình.


Vì thế, khi con tròn 2 tuổi, mẹ nên cai sữa để bé được phát triển. Tiện đây, em cũng chia sẻ cho các chị một số mẹo hay nên áp dụng khi cai sữa cho con nè:


Cách 1: Ví như bạn có thể làm hề trên đầu ti như tô son, buộc sợi chỉ, buộc tóc… bé sẽ sợ và bỏ ti. Đây là cách hay và cũng rất hiệu quả vì rất nhiều chị em đã áp dụng thành công.


Cách 2: Mẹ có thể tạm xa bé 2 – 3 ngày. Có thể vào các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà. Đấy cũng là cách để giúp bạn cai sữa cho bé.


Cách 3: Một số người còn giã lá lốt hay lá dâu để lấy nước uống vì sau khi uống 2 loại nước này, mẹ sẽ mất sữa. Lúc bé ti mẹ mà thấy không có sữa sẽ chán và tự bỏ.


Cách 4: Bôi một chút mướp đắng vào đầu ti, con sẽ thấy đắng mà sợ và tự bỏ vú mẹ.


Còn với mẹ, khi cai sữa cho con cũng là lúc mẹ phải tự chiến đấu với bản thân mình khi dòng sữa về liên tục sẽ làm cương, tức khó chịu. Mẹ có thể áp dụng cách này nhé: Lấy lá bắp cải cho vào tủ lạnh rồi úp lên ngực, mỗi bên 1 lá hay có thể giã nát ra rồi lấy hai chiếc khăn sữa của con cho lá bắp cải vào và úp lên hai bầu ti, cách này sữa sẽ rút nhanh hơn.


Khi sữa căng bạn có thể dùng tay hoặc máy để vắt sữa nhưng mình được tư vấn là không nên vắt kiệt chỉ nên vắt theo nguyên tắc giãn dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra, trước khi vắt sữa bạn nên lấy khăn ấm đắp lên hai bầu ngực để cho mềm rồi hãy vắt nếu không sẽ bị đau đấy.



Hình chỉ mang tính chất minh họa.



Một số bài viết hấp dẫn khác


Những thực phẩm cực tốt cho hệ tiêu hóa trẻ, mẹ nào cũng nên biết


Làm thế nào để duy trì cho con bú khi mẹ mang thai "tập 2"?


Bác sĩ hướng dẫn mẹ cách cai sữa cho con đúng thời điểm