Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Có tới 75% trẻ đều mắc (ít nhất một lần) viêm tai giữa trước lúc 3 tuổi. Khi mắc viêm tai giữa, thính lực của trẻ có thể bị suy giảm và nếu không được điều trị kịp thời, con bạn sẽ điếc vĩnh viễn.



Viêm tai giữa gây "điếc" thế nào



Trong tai giữa có ba xương nhỏ mang rung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Khi bị viêm tai, trong tai sẽ có chất nhày khiến cho những rung động truyền tín hiệu không hiệu quả, âm thanh lọt vào tai bị bóp nghẹt hoặc không nghe được. Nói chung, viêm tai giữa thông thường dễ dẫn đến mất thính lực và chỉ ở trạng thái tạm thời. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tai giữa nhiều lần sẽ gây thiệt hại cho màng nhĩ, xương tai hoặc thậm chí ảnh hưởng đến các dây thần kinh thính giác gây ra mất thính giác.



Viêm tai giữa ảnh hưởng tới khả năng nghe ở những mức độ khác nhau. Một số trẻ bị mắc viêm tai trong một thời gian ngắn, không tích tụ chất nhày, cũng không đau hoặc sốt, nhưng lại có hiện tượng giảm nhẹ khả năng nghe. Cũng có trường hợp khác trẻ sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại dẫn đến nhiều biến chứng và chất nhày có thể “dính như keo” và khiến trẻ mất thính lực vĩnh viễn. Hiện tượng dẫn đến điếc có thể xảy ra với tất cả các trường hợp viêm tai giữa. Trên thực tế, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mất thính lực ở trẻ nhỏ.



Phát hiện và điều trị kịp thời viêm tai giữa ở trẻ



Để hạnh chế tối đa biến chứng của viêm tai giữa, việc bố mẹ phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cho con là đặc biệt quan trọng.



Do trẻ còn quá nhỏ và chưa có thể thể hiện được cảm giác của bản thân, vì vậy để phát hiện bệnh, bố mẹ cần nhớ các biểu hiện bệnh như thấy con mệt mỏi, sốt nhẹ, tai chảy nước, đưa tay vào tai, có lúc cào, kéo xước lỗ tai...



Trẻ cần được bác sĩ khám bệnh và điều trị viêm tai giữa càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị, cha mẹ chú ý không để trẻ cho tay vào tai, không đưa tay gãi phần xung quanh tai. Dùng đèn pin kiểm tra lỗ tai của trẻ xem có các biểu hiện dịch, mủ bên trong không để báo ngay cho bác sĩ biết. Không tự ý cho trẻ sử dụng các loại dung dịch nhỏ tai, thuốc kháng sinh mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ.



Trong quá trình điều trị và kể cả sau khi khỏi bệnh viêm tai, bố mẹ cũng cần quan sát xem con mình có dấu hiệu suy giảm thính lực hay không? Ví dụ như trẻ thường lơ đãng, không có chú ý đối với những điểm thu hút như tivi, đài điện. Trẻ thường muốn nghe tiếng từ tivi, ca nhạc lớn hơn bình thường, hay nhầm phương hướng, không có phản ứng đối với tiếng ồn bên cạnh, gọi không nghe thấy...



Để phòng tránh viêm tai giữa, các mẹ nên iêm phòng đầy đủ cho con theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc vệ sinh tai cho trẻ cũng cần hết sức cẩn thận, chỉ nên lau rửa hàng ngày, bên miệng lỗ tai. Các mẹ nhớ đừng ngoáy tai bằng tăm bông cho con vì hành động này có thể vô tình làm tổn thương màng nhĩ của trẻ hết sức nguy hiểm.




Hình minh họa



Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ:


Mẹ nào có con trai thì đừng bỏ qua những dấu hiệu này kẻo lớn lên con mà bị vô sinh là lỗi tại mẹ đấy!


Đừng tưởng nôn trớ là bình thường, con có thể đang gặp nguy mà mẹ không hề hay biết


Hạ sốt cho con quá đơn giản và hiệu quả chỉ với một đôi tất, các mẹ vào đây học luôn đi không trôi mất



Bạn sẽ giật mình khi biết ngoáy tai bằng tăm bông có hại thế nào
http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/08/GnDJBYFRJD-480x253.jpg