Tại dự thảo thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục, điểm đáng chú ý là trẻ mầm non cũng sẽ được học kỹ năng PCCC.

Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo thông tư quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục. 

Theo đó, kiến thức và kỹ năng về PCCC, cứu nạn, cứu hộ sẽ được dạy trong các cấp học từ mầm non đến đại học với yêu cầu đạt được khác nhau tương ứng với nhận thức của từng lứa tuổi.

hình ảnh


Nguồn ảnh: Internet

- Cấp mầm non: sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa nhằm giúp các bé nhận biết và biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt, một số sự cố, tai nạn thông thường. 

- Cấp tiểu học: các em sẽ học 1 buổi (5 tiết/năm học). 

- Cấp THCS: các em sẽ học 2 buổi (10 tiết/năm). 

- Cấp THPT các em sẽ học 3 buổi (15 tiết/năm). 

- Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học: các em sẽ được học tối thiểu 4 buổi (20 tiết/năm).

Hiện dự thảo đã được đăng tải nội dung đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của Bộ nhằm lấy ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 9-12-2020. Vậy nên các mẹ có thể vào trang này để đọc kỹ hơn nội dung dự thảo. nhé

hình ảnh

Nguồn ảnh: kknews

Riêng tôi, ở góc độ phụ huynh, tôi nhận thấy dạy trẻ các kỹ năng PCCC là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên với trẻ mầm non, phương pháp dạy phải hết sức an toàn cho bé. Còn nhớ hồi tháng 8/2019, một lớp mẫu giáo tư thục ở Hà Nam trong lúc dạy trẻ kỹ năng PCCC đã làm 4 trẻ bị bỏng, trong đó 1 trẻ bỏng nhẹ và 3 trẻ bỏng nặng. Mặc dù hai giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ đều đã được tập huấn và có chứng nhận tập huấn nghiệp vụ phòng PCCC do Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hà Nam cấp.

Tai nạn xảy ra khi cô giáo dùng cồn đổ vào mâm và châm lửa vào giấy đốt tạo ra ngọn lửa để giáo dục trẻ biết kêu cứu, thoát khỏi nơi nguy hiểm. Không ngờ, ngọn lửa cồn trong mâm đã bay vào trẻ và gây bỏng cho các cháu.

Từ bài học đau xót trên, thiết nghĩ trẻ mầm non chỉ nên được dạy kỹ năng PCCC thông qua hình ảnh và video. Do các con hiếu động nên việc sử dụng phương pháp đốt lửa trực tiếp để dạy các con là vô cùng nguy hiểm.