Khoảnh khắc biết có một sinh linh bé bỏng đang lớn lên trong cơ thể mình thật là tuyệt vời và kỳ diệu phải không các chị? Thế nhưng 9 tháng 10 ngày mang bầu ấy, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với những cơn đau rất khó chịu đó ạ. Dù thế, chỉ cần nghĩ đến ngày được ngắm nghía gương mặt xinh xắn thiên thần của con yêu thì những cơn đau ấy có là gì đâu phải không hả các chị?


Em đã trải qua hai lần mang bầu và sinh đẻ nên cũng hiểu rất rõ những cơn đau của bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Em kể ra dưới đây một vài dạng đau và cách khắc phục, hi vọng sẽ giúp những chị đang mang bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn nhé:


Đau răng lợi



Khi mang thai, hai loại hooc môn progesterone và estrogen trong máu tăng dẫn đến bà bầu thường bị sưng lợi, tấy đỏ, ứ máu gây sâu răng, chảy máu khi đánh răng.


Nếu tình trạng đau răng không quá nghiêm trọng, chỉ viêm lợi đơn giản thì bà bầu có thể tự khắc phục tại nhà bằng việc xúc miệng nước muối, chườm nóng để làm tan mủ và chườm lạnh để giảm đau.


Nếu cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến bạn không ăn được, thì bà bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau an toàn. Bởi đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu đang bị bệnh viêm lợi, viêm màng xương răng có thể cảnh báo nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, rụng răng, đột quỵ…


Da sạm, nổi nhiều mụn trứng cá


Có rất nhiều bà bầu trở nên xấu xí khi da trở nên thô sạm, nổi nhiều mụn… Điều này xảy ra là do các hooc môn biến động không ngừng.Vì vậy, bà bầu nên giữ gìn làn da của mình bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài luôn phải có nón mũ, khẩu trang và sử dụng thêm kem chống nắng.


Phù chân


Hiện tượng này thường xảy ra với bà bầu do hooc môn relaxin gây ra. Chứng phù chân sẽ tự mất sau sinh nên các chị cũng đừng lo lắng quá nhé.


Chảy máu âm đạo


Đây là một dấu hiệu mà các mẹ bầu đừng bao giờ được coi thường. Một số trường hợp là không đáng lo, tuy nhiên cũng có thể đó là dấu hiệu cảnh báo rau thai đang có vấn đề. Để xác định chính xác tình trạng của mình, các chị hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bị chảy máu trong thai kỳ nhé.


Đau đầu


Nếu mẹ bầu bị đau đầu ở 3 tháng đầu thai kỳ thì điều này không quá đáng lo. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ đang mang thai từ tháng thứ 6 trở đi và kèm theo hiện tượng mặt và tay xưng to, mắt mờ không tự khỏi thì rất có thể mẹ bầu đang bị chứng tiền sản giật (bệnh cao huyết áp khi mang thai). Khi thấy các triệu chứng này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.


Đầy hơi, chướng bụng


Táo bón, chướng bụng gây ra sự khó chịu không hề nhỏ cho các bà bầu. Hiện tượng này xảy ra có thể do các mẹ sử dụng một số loại dưỡng chất không đúng cách khiến việc chuyển hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn.


Để khắc phục chứng bệnh này, các chị nên sử dụng những nhóm vitamin không chứa sắt vì đây là thủ phạm gây táo bón trong thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, hoa quả, thực phẩm nguyên chất ít qua chế biến.Ngoài ra cũng có thể tư vấn bác sĩ sử dụng các loại thuốc bổ giàu chất xơ để giúp cho cơ thể xử lý thức ăn tốt, tránh dùng thuốc nhuận tràng, làm tăng các quá trình xử lý bất thường của hệ tiêu hóa và gây mất nước, ảnh hưởng quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.


Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, chờ ngày mẹ tròn con vuông.



Hình minh họa.



Xem thêm video: Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/vY0oXI34fP-480x270.jpg


Một số bài viết hấp dẫn khác:


Con khó ăn, khó ngủ, hay quấy khóc là do mẹ đã mắc các lỗi sau khi mang thai


Đẻ thường, mẹ phải chịu đựng cơn đau tương đương bị gãy 20 cái xương cùng lúc


Em là thứ lăng loàn, chúng ta mới quan hệ 20 ngày làm sao thai 6 tuần được!