Nói thật đi, đã bao giờ các vị phụ huynh nói xấu con mình trước mặt mọi người, mặc kệ đứa nhỏ đứng kế bên bưng mặt xấu hổ chưa?

Một số cha mẹ thích nói xấu con cái trước mặt người khác. Có thể họ không nhận ra nhưng trong tiềm thức họ muốn thể hiện điểm yếu của mình để được xích lại gần hơn với người khác.

Một người kể lại rằng khi cô ấy còn nhỏ, mẹ cô sẽ yêu cầu cô tham gia vào nhóm nhảy để chứng tỏ cho mọi người các dịp lễ hội của địa phương. Sau khi biểu diễn xong, mẹ của cô ấy sẽ ngồi túm tụm với đám bạn của bà và cười nhạo tư thế nhảy của con gái "Tay chân con nhỏ khua khua như lùa gà", "Hát thì chênh phô, lạc điệu", "Giống như cục đất biết đi"...

Vì vô tình nghe được những lời này nên khi lớn hơn một chút, biết xấu hổ, cô ấy bắt đầu ngại biểu diễn trước mọi người. Lúc này, người mẹ lại nói với những người xung quanh rằng: "Biết xấu hổ rồi, khổ với nó lắm, chẳng làm nên được trò trống gì. Có ca hát, nhảy múa cũng không xong nữa thì sau này không biết còn làm được gì đây."

Những bà mẹ luôn “dội gáo nước lạnh” vào cách giáo dục dày công của mình, để rồi con cái khi nghe được những lời lẽ như vậy cũng cảm thấy mình thật sự thua kém người khác. Nỗi đau đớn, bất lực và hoang mang cứ thế chặn hết mọi ý nghĩ và động lực của đứa trẻ. 

Gia đình là nơi đứa trẻ lớn lên nhờ những người mà nó tiếp xúc. Cách thức giao tiếp được phát triển trong môi trường gia đình sẽ tác động rất lớn đến đời sống xã hội và cuộc sống sau này của trẻ. Nếu cha mẹ đối xử với con cái bằng thái độ tích cực, gợi ý cho con cái chuyển biến theo chiều hướng tích cực thì mới mong có thể gặt hái được quả ngọt sau này.

Trong một thôn nhỏ, cô giáo gọi điện phàn nàn với vị phụ huynh: "Lớp có 50 em học sinh thôi nhưng con trai của chị lại là đứa đứng cuối cùng trong danh sách. Thằng bé này chắc năng lực trí tuệ chỉ được đến đó thôi. Em không ép con chị học. Nó vậy thì đành chịu thôi." Sau khi cô giáo cúp điện thoại, người mẹ rơi nước mắt.

hình ảnh

Ảnh minh họa: sdikid

Tối hôm đó, bà gọi con trai lại và nhoẻn miệng cười: "Cô giáo đã gọi cho mẹ. Cô nói cô rất tin tưởng vào sự thay đổi của con. Con không phải đứa trẻ chậm hiểu. Chỉ cần học kỳ sau con cẩn thận và chăm chỉ hơn thì con có thể xếp hạng thứ 35 của lớp."

Con của vị phụ huynh này sau đó đã đạt thứ hạng 21 trong lớp dưới sự ngỡ ngàng của người mẹ và gương mặt thẹn thùng của cô giáo chủ nhiệm.

hình ảnh

Ảnh minh họa: shuoshuokong

Cha mẹ sẽ không bao giờ nghĩ từ góc độ của con cái, họ càng quan tâm đến thể diện của mình thì càng ít quan tâm đến thể diện của con cái. Chúng ta có thể coi thường con cái bằng kinh nghiệm và sự trải đời của chính mình chứ chưa bao giờ đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ xem con cảm thấy thế nào.

Nhiều bậc cha mẹ vì vậy đã không ngại nói xấu con trước mặt nhiều người và cũng không nghĩ mình có trách nhiệm quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ. Cho dù con còn nhỏ và con có làm sai thật, thì con vẫn cần cha mẹ cho con chút mặt mũi. Bêu rếu con, khiến con xấu hổ chỉ khiến đứa trẻ ức chế hơn mà thôi.

Mọi đứa trẻ đều quan tâm đến mặt mũi

Đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ và thiếu hiểu biết, thì cha mẹ có thể vô tư trêu đùa hay mắng mỏ trẻ. Nhất là cứ hay kể những tật xấu của con ra với ông bà, cô bác rồi cùng nhau phá lên cười, trong khi đứa trẻ đứng kế bên liên tục ra tín hiệu: “Con không có, mẹ đừng nói nữa…” Rồi đến cuối cùng, đứa nhỏ chạy đi, khó chịu, cau có và xấu hổ.

hình ảnh

Ảnh minh họa: sohu

Người lớn nghĩ đây chỉ là nhắc nhở, hoặc là chuyện buồn cười, đáng yêu của con kể cho cả nhà nghe, nhưng với đứa trẻ lại có ảnh hưởng rất lớn. Thậm chí việc này khiến con ghét cha mẹ, thấy cha mẹ chỉ toàn nhớ điều xấu của mình, cảm thấy xấu hổ và không dám nhìn mặt họ hàng, làng xóm vì họ đã biết chuyện xấu của con.

Là cha mẹ, phải có trách nhiệm bảo vệ lòng tự trọng của con mình. Thỉnh thoảng hãy nói chuyện riêng với con thay vì nói trước mặt mọi người. Cha mẹ cũng nên cân nhắc về từ ngữ khi nói chuyện với con, đừng đem con ra làm trò cười vì con có đủ trí hiểu và cảm xúc để hiểu và không hề thích chuyện này.

Ngay cả khi cha mẹ cảm thấy xấu hổ, hãy kiên quyết đứng về phía trẻ

Đôi khi con thua kém các bạn hoặc gây ra điều gì đó vụng về, xấu hổ nhưng cha mẹ đừng vì cảm thấy bản thân mất mặt mà trách mắng con. Lúc này con mới là người xấu hổ nhất, rất cần cha mẹ đứng về phía con, an ủi con chứ không phải nặng lời, chê bai con.

hình ảnh

Ảnh minh họa: sdikid

Cha mẹ nên thấu hiểu những khuyết điểm của con mình thì mới có thể đồng hành cùng con trưởng thành. Nhà giáo dục Spencer cho biết: “Khi một đứa trẻ cảm thấy được yêu thương và tin tưởng, điều kỳ diệu sẽ sớm xuất hiện trước mặt bạn”.

Đôi khi, giữ thể diện cho con cũng là một hành vi biết tôn trọng

Chính bản thân cha mẹ cũng không thích bị ai nói xấu, bêu rếu, kể những sai lầm của mình trước mặt người khác thì cũng đừng làm vậy với con. Dạy bảo con một cách riêng tư mà không chỉ trích trước mặt người khác là cách cha mẹ chứng minh đang rất tôn trọng con.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, đừng nghĩ việc răn dạy, thao túng suy nghĩ của con mà cha mẹ phải cố gắng hiểu được nội tâm và thấu hiểu tâm tư tình cảm của trẻ. Học cách chấp nhận những thiếu sót của con thay vì chỉ trích.

Đừng đem những thiếu sót, điều xấu hổ của con ra làm trò cười, chuyện phiếm và đừng tiết lộ một số bí mật của con, đó chính là sự tôn trọng con. Kiềm chế được cái miệng của mình và không để lộ những khuyết điểm của con với người ngoài là thành tựu lớn nhất của các bậc cha mẹ.