Nhiều người đau bụng khi mang thai nhưng lại xem đó là chuyện thường mà chẳng hay rằng đó không phải là chuyện đơn giản.

Mang thai được coi là thiên chức của người mẹ được kéo dài suốt 280 ngày. Đây cũng là nỗi lo âu của các mẹ trong một chặng đường dài. Hiện tượng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng thường xuyên xảy ra trong thời kì mang thai. Nhưng không phải các bà mẹ nào cũng có thể hiểu hết được nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề đau bụng khi mang thai trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi mang thai

Khi có thêm sựxuất hiện một sinh linh mới trong bụng mẹ cũng đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi về cả hình dáng, tính cách,...  Thay đổi rõ rệt nhất mà chúng ta có thể thấy chính là kích cỡ bụng của mẹ càng ngày càng lớn. Bụng càng to thì thai nhi càng có tuần tuổi nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là sự thay đổi kích thước tử cung để phù hợp với cân nặng và chiều dài của em bé. Khi tử cung dãn rộng ra sẽ kéo theo các dây chằng căng và dãn ra theo. Gây nên các cơn đau nhức cơ thể cho người mẹ. Trong những cơn đau có những cơn gây nguy hiểm cho mẹ và những cơn đau báo hiệu sự phát triển bình thường của thai nhi. Những cơn đau bụng khi mang thai gây nguy hiểm gồm:

hình ảnh

- Có thai ngoài tử cung: đây là hiện tượng trứng không vào tử cung làm tổ mà hình thành ở bên ngoài. Đa số là làm tổ ở vòi của tử cung.  Khi bị tình trạng này mẹ sẽ có dấu hiệu bị đau bụng ở một bên hố chậu. Vẫn có kì kinh nguyệt như bình thường nhưng sẽ ra máu nâu đen và kéo dài. Khi có những triệu chứng này bạn nên tới ngay bác sĩ để được thăm khám và có những biện pháp xử lí kịp thời. Vì khi để lâu sẽ gây ra vỡ tử cung nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe sinh sản của mẹ sau này. 

- Sảy thai: khi mẹ bầu hoạt động mạnh hay ăn phải những thực phẩm không may gây co bóp tử cung mạnh sẽ gây ra hiện tượng sảy thai. Khi bạn có những dấu hiệu như bị chậm kinh và sau đó ra máu âm đạo kèm thèm đau bụng thì có thể bạn đã bị sảy thai. 

- Dọa đẻ non - đẻ non: khi thai lớn lên một chút vào khoảng tuần thứ 37, bạn có các triệu chứng đau bụng kèm theo các cơn đau co thắt tử cung, đi cùng cơn đau lưng thì có khả năng bạn sắp sinh. Mẹ không nên quá chủ quan trong trường hợp này vì nghĩ thai nhi chưa đủ tuần tuổi, hay vì một nguyên nhân gì đó khác. Khi trẻ sắp đủ tháng mẹ cần chuẩn sẵn kiến thức và tâm lí bất kì lúc nào để chào đón con yêu ra đời.

hình ảnh

Nên có chế độ ăn uống hợp lí để làm giảm các cơn đau khi mang thai

Biện pháp giúp bạn vượt qua các cơn đau bụng

  • Bạn nên có chế độ ăn hợp lí để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, kèm theo các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm,.. Nhưng bạn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung các chất này.
  • Thường xuyên vận động. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc những bài tập yoga dễ sinh cho mẹ.
  • Tắm nước nóng, nên mặc các quần áo forrm rộng hay thun co dãn, hạn chế mặc quần áo bó sát.
  • Khi mẹ bị đau nhức cơ thể có thể xoa bóp nhẹ nhàng và dùng một số máy massage để giảm đi phần nào nỗi đau. 
  • Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng, bạn nên nằm nghỉ ngơi và đến các bệnh viện để thăm khám. 

Khi nào bà bầu đau bụng cần tới gặp bác sĩ

Các cơn đau bụng trong 4 tháng đầu thai kì được xem là bình thường. Nhưng nếu đau bụng đi kèm các triệu chứng như dưới đây thì bạn nên tới bác sĩ hoặc các trung tâm y tế gần nhất để làm các xét nghiệm và chuẩn đoán kịp thời: 

  • Bị chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện những đốm nâu kèm theo những cơn đau bụng hoặc đau lưng.
  • Bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu, không khỏe. 
  • Các triệu chứng mang thai cảm thấy bất thường như không thấy thai nhi hoạt động, bụng nhỏ dần,....

hình ảnh

Trên đây là toàn bộ những điều mà các mẹ cần lưu ý trong quá trình mang bầu. Và có thêm kiến thức để phòng tránh các cơn đau bụng khi mang thai. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức về những tháng ngày làm mẹ sắp tới.